Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam Mái nhà tình bạn |
| | Bài gửi | Thời gian | Người gửi | |
|
|
| | |
| LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 2 | |
| | Thu Feb 24, 2011 12:40 pm | | [Thành viên] - haitd Cấp: MEMBER | Tổng số bài gửi : 39 Join date : 21/02/2011 Age : 33 Đến từ : tam ky
|
| | Tiêu đề: LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 2 | |
| | | | | | Nguồn : Http://www.nguyenduc.sos4um.com/t49-topic
Tiêu Đề : LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 2
http://nguyenducpn.tk - Kết Nối Cộng Đồng Nguyễn Dục Online -------------------------------------------------- 3. Đẩy nhanh công cuộc kháng chiến - kiến quốc (1948 - 1950) Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 3/1948 phong trào “Thi đua ái quốc” được phát động rộng rãi trong cả nước, nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến kiến quốc phát triển. Toàn quân, toàn dân Việt Nam thi đua tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế kháng chiến, hăng say luyện quân lập công. Khẩu hiệu “Người người thi đua, ngành ngành thi đua” đã nảy nở những hành động ái quốc ở hầu khắp các tầng lớp nhân dân các địa phương, đem lại hiệu quả thực tế trong hoạt động kháng chiến kiến quốc. Chính phủ kháng chiến đã ban hành nhiều chính sách kinh tế giúp đỡ tầng lớp nông dân, công nhân lao động về mọi mặt để họ yên tâm và hăng hái sản xuất. Các sắc lệnh về giảm tô, giảm tức, tạm giao cấp đất cho nông dân được ban hành. Đến cuối năm 1949 từ Liên khu IV trở ra đã có 113.000 hécta đất được giao cho nông dân, còn ở Nam Bộ số ruộng đất của địa chủ bỏ chạy khá nhiều và được chính quyền kháng chiến giao cho nông dân canh tác việc giảm tô được hưởng ứng triệt để nhất. Đến năm 1953 có hàng trăm ngàn mẫu ruộng được giảm tô, 25% ở miền Tây Nam Bộ có nơi giảm 50 - 60%. Từ tháng 4/1953 một số vùng tự do ở Việt Bắc và Bắc khu IV đã tiến hành thí điểm cải cách ruộng đất, tạo ra ảnh hưởng tích cực thúc đẩy cuộc kháng chiến. Chính sách ruộng đất của Chính phủ Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp mới chỉ là bước đầu của cuộc Cách mạng ruộng đất mà Đảng Cộng Sản Đông Dương đã đề ra cho mình trong Luận cương đầu tiên. Tuy chưa có điều kiện thực hiện chính sách này nhiều hơn nữa, triệt để hơn nữa nhưng những việc đã làm được có ý nghĩa rất sâu sắc, bởi nó khắc sâu trong tâm tưởng người dân niềm tin vững chắc vào Đảng Cộng Sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là sức mạnh tinh thần đến sức mạnh vật chất vô cùng to lớn, đưa kháng chiến đến thắng lợi. Năm 1951, chính sách thuế nông nghiệp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được áp dụng đã làm tăng thêm cho nguồn lực kinh tế cho cuộc kháng chiến, lối làm ăn tập thể theo tổ vần công, đổi công được phổ biến và nhiều nơi còn lập ra tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Đến năm 1950 cả nước đã có 25.000 tổ đổi công và gần 1.500 hợp tác xã nông nghiệp. Sản lượng hoa màu ở các vùng tự do ngày một tăng lên, riêng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, năm 1950 đã đạt sản lượng hơn 2.400 tấn lương thực. Việc khôi phục giao thông từ năm 1948 trở đi được đặt ra như một yêu cầu mới của cuộc kháng chiến - kiến quốc tuy đây đó có lúc vẫn phải phá lộ đào đường đắp đê ngăn cản các cuộc hành quân càn quét của địch, những hệ thống cầu đường đến năm 1950 đã bước đầu được khôi phục hoặc làm mới để phục vụ cho việc chuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế văn hóa các địa phương, phục vụ các chiến dịch quân sự. Ở Liên khu Việt Bắc đã sửa chữa 1.046 km đường xe, 40km đường sắt, hàng trăm cầu cống được sữa chữa hoặc làm mới. Ở Nam Bộ nhiều con kênh mới (kênh kháng chiến) làm tăng cường hệ thống giao thông đường thủy vốn đã rất thuận lợi cho chiến trường của chiến tranh du kích ở đây. Văn hóa kháng chiến phát triển nhanh ở các vùng tự do để mở đầu cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, đẩy lùi nền văn hóa ngu dân của chế độ thực dân phong kiến. Tháng 7/1948 Đại hội văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập ở Việt Bắc. Tại Đại hội này, báo cáo của Tổng Bí thư Trường Chinh được giới văn nghệ sĩ hoan nghênh bởi lập trường văn hóa của Đảng với phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng rất phù hợp với tâm tư nguyện vọng của giới văn nghệ sĩ. Từ đó một đội ngũ mới những người công tác văn hóa văn nghệ hình thành, nhiều văn nghệ sĩ lớp trước đi theo con đường Cách mạng vô sản đã trở thành chim đầu đàn trên bầu trời ban mai của nền văn hóa dân tộc trong thờii kỳ hiện đại. Công tác giáo dục làm việc chăm lo sức khỏe đời sống tinh thần cho dân chúng được các cấp chính quyền kháng chiến nỗ lực tạo ra cơ sở phát triển. Theo tổng kết của Đảng ta về cuộc kháng chiến chống Pháp, tính đến năm 1950 có 75.000 thôn của 1.500 xã ở 84 huyện thuộc 10 tỉnh duy trì phong trào xóa nạn mù chữ. Giáo dục phổ thông và giáo dục bổ túc được chú ý xây dựng ở vùng tự do và thu hút nhiều bộ phận nhân dân tham gia. Tại đây một đời sống văn hóa mới được dần dần hình thành các cán bộ chiến sĩ cách mạng cùng với các tầng lớp nhân dân lao động được học tập mở mang kiến thức trong điều kiện kháng chiến còn nhiều thiếu thốn về vật chất, hạn chế về kinh nghiệm, nhưng bộ mặt văn hóa tinh thần của xã hội vùng tự do vẫn có những cải thiện. Về xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong điều kiện kháng chiến được chú trọng để không ngừng củng cố hậu phương, phát triển thực lực các mạng. Những nơi còn duy trì Ủy ban kháng chiến hành chính thì các ủy ban phải luôn luôn kiện toàn tổ chức nhằm tăng cường thành phần cơ bản. Những nơi chỉ có Mặt Trận Việt Minh, thì việc củng cố các đoàn thể cứu quốc, tăng cường hội viên được coi là nhiệm vụ thường xuyên… Ở hầu hết các địa phương trong cả nước, sự kết hợp lãnh đạo giữa các cấp Đảng bộ với các cấp cơ quan đoàn thể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự đã dần dần trở nên nhịp nhàng và có hiệu quả tốt. Để tăng cường lực lượng quân sự, tháng 1/1949 nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ban hành sắc lệnh nghĩa vụ quân sự, sau đó đến tháng 2/1950 chính phủ ban hành lệnh tổng động viên. Với các sắc lệnh này, đến cuối năm 1950, chỉ tính từ khu IV trở ra đã có 500.000 thanh niên ghi tên tòng quân và hàng chục vạn người khác tham gia vào các đoàn dân công phục vụ chiến đấu. Ở Nam Bộ và nhiều vùng địch hậu khác có khá đông các nhân sĩ yêu nước thanh niên học sinh, công nhân lao động, nhà tư sản, nhà buôn nghe theo tiếng gọi của cuộc chiến đấu chính nghĩa, đã ủng hộ cách mạng thậm chí đã ra vùng tự do tham gia kháng chiến. Quan hệ đối ngoại của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong những năm chiến tranh Việt - Pháp là một trong những hoạt động mới mẻ và không nhiều thuận lợi. Song do dự chuyển biến tích cực của tình thế giới, sự phát triển vững chắc của cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta Việt Nam đã ngày càng được dư luận quốc tế quan tâm đến quan hệ của Việt Nam với các nước vì thế được tạo dựng, mở ra những trang đầu cho lịch sử ngoại giao của nước Việt Nam mới. Hoạt động giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước láng giềng Việt Nam - Lào - Campuchia - Trung Quốc đã bước đầu phát triển nhằm phát triển cách mạng mỗi nước và trong khu vực ngoài ra quan hệ Việt - Pháp lúc chưa toàn quốc kháng chiến cũng tranh thủ được dư luận tiến bộ của nước Pháp. Tháng 12/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thăm chính thức Liên Xô, hội đàm với Xtalin. Ngày 14/1/1950, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất của nước Việt Nam và sẵn sàng kiến lập ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia bình đẳng. Đáp lại thiện chí đó, ngày 18/1/1950, Liên Xô và Trung Quốc ra tuyên bố công nhận nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đến cuối tháng 1/1950 đã có thêm 9 nước khác công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh vị trí chính trị của nước Việt Nam trên trường quốc tế từ đó được nâng cao lên, có ý nghĩa rất tích cực đối với cuộc kháng chiến đang tiếp tục của nhân dân Việt Nam, góp phần làm thay đổi thế và lực cho cuộc kháng chiến. 4. Tiếp tục giành nhiều thắng lợi trên Mặt trận quân sự (1948 - 1953) Trên Mặt trận quân sự, vào lúc hệ thống đồn bót nhỏ dày đặc theo kế hoạch De Latuur mọc lên ở Nam Bộ giữa những năm 1948 thì từng bộ phận nhỏ các đơn vị bộ đội Việt Minh cũng được đưa vào các vùng địch hậu theo kế hoạch phân tán lực lượng chủ lực để gây men cho phong trào nhân dân du kích chiến tranh phát triển. Thực dân Pháp quay về với nhiệm vụ bình định mà trọng điểm là Nam Bộ nhưng vẫn muốn cô lập Việt Bắc, chia cắt Bắc Bộ và Trung Bộ. Tuy nhiên chúng đã không thể tự do hành động như trước và ngày càng mất dần quyền chủ động chiến trường. Trong khi đó các lực lượng kháng chiến từng bước phát triển. Ở những nơi chiến tranh du kích phát triển mạnh các hoạt động phá đồn bót, diệt tề, trừ gian đã chống lại có hiệu quả các biện pháp bình định của quân đội Pháp, làng xã chiến đấu và địa đạo từ năm 1948 bắt đầu hình thành và ở ngay trọng điểm bình định. Cuối năm 1948 phong trào tổng phá tề gây tổn hại lớn cho quân ngụy và bộ máy tề ngụy. Đặc biệt là những trận vận động chiến ở La Ngà, Tầm Vu, Láng Le… Từ năm 1948 gây nhức nhối cho quân xâm lược Pháp. Trong tình thế ấy đáng lẽ Pháp phải đặt nhiệm vụ cấp thiết là củng cố lại lực lượng, đặt lại việc bình định đồng bằng, nhưng với kế hoạch mới của Rever họ lại đem quân đi tăng cường phòng thủ biên giới, lập hành lang Đông Tây chia cắt Bắc Bộ. Nhất là từ cuối năm 1949 khi nước Cộng Hòa Nhân Trung Hoa ra đời và sau đó Chính phủ mặt trận It-xa-rac ở Campuchia thành lập (tháng 4/1950), Chính phủ mặt trận It-xa-rac ở Lào thành lập (tháng 8/1950), Diễn biến dồn dập ấy làm cho Pháp lo sợ về sự phối hợp liên minh của 3 nước Đông Dương, chúng càng ra sức bao vây cô lập cách mạng Việt Nam, chia rẽ cuộc kháng chiến của 3 nước Đông Dương trên toàn Đông Dương lúc này. Chúng có 21 vạn quân nhưng đang dồn phân lớn ra chiến trường Bắc Bộ, nhất là lực lượng Âu Phi. Về phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cuộc kháng chiến trường kỳ làm cho bộ đội Việt Minh càng đánh càng mạnh. Sau một thời gian phân tán chủ lực, gây dựng phát triển chiến tranh du kích, đến giữa năm 1949 bộ đội chủ lực Việt Minh lại được tập trung để xây dựng các trung đoàn đại đoàn hoàn chỉnh lực lược 3 thứ quân. Đến cuối năm 1950 quân đội nhân dân Việt Nam đã có lực lượng 130.000 bộ đội chủ lực các loại với 24 tiểu đoàn cơ động và khoảng 3 triệu dân quân du kích địa phương. Chiến tranh du kích vẫn là phổ biến như từ Xuân - Hè năm 1949 bộ đội Việt Minh đã mở hàng loạt chiến dịch tiến công vừa và nhỏ ở Bắc Bộ. Trên đà đó giữa năm 1950, một chiến dịch tiến công lớn đã được bàn tính nhằm đánh thằng vào kế hoạch Revet của Pháp, mục tiêu là hệ thống phòng thủ biên giới Đông Bắc Bắc Bộ. Tướng Võ Nguyên Giáp đề ra “phương án đánh Đông Khê” theo đó gần 30.000 bộ đội cùng hàng chục vạn dân công đã tích cực chuẩn bị cho các đợt tấn công đánh điểm, diệt viện dọc tuyến quốc lộ số 4, trong đó Đông Khê là trận mở màn, Hồ Chủ tịch trực tiếp ra mặt trận đôn đốc quân sĩ, trong lúc đó các chiến trường khác ở khu III, khu IV, khu V, Nam Bộ cũng được chỉ đạo phối hợp hoạt động để giam chân địch không cho chúng ứng cứu nhau và tập trung đối phó ở mặt trận chính. Trận chiến ở biên giới diễn ra đúng như dự đoán. Từ ngày 16/9/1950 Mặt trận Đông Khê nổ súng, Pháp vội rút quân khỏi Cao Bằng để tập trung đánh lên Việt Bắc nhưng mưu kế của chúng không thành. Ở Thái Nguyên chúng bị đòn đau, tuyến biên giới dọc quốc lộ số 4 chúng bị mất trắng. Ngày 14/10/1950 bộ đội Việt Minh mừng chiến dịch đại thắng sau gần một tháng chiến đấu. Quân Pháp chịu một tổn thất lớn nhất từ trước tới nay, chỉ 28 ngày mà 10 tiểu đoàn bị nướng trụi vào chiến trường biên giới, 8.300 quân tinh nhuệ bị xóa xổ, hơn 3.000 tấn vũ khí trang bị đã mất, chiến lược phòng thủ Đông Dương bị đảo lộn, thật là chưa từng có trong lịch sử chiến tranh ở đây. Bộ đội Việt Minh giải phóng hàng ngàn cây số vuông đất đai, khai thông biên giới 7.500km, giải phóng 350.000 dân. Chiến thắng biên giới cắm cột mốc mới trên con đường trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nó cũng đánh dấu thời kỳ mới của kháng chiến trường kỳ, khi quyền chủ động chiến trường đã chuyển hẳn về phía lực lượng kháng chiến. Kế hoạch Rever tan vỡ, tháng 12/1950 viên tướng tài ba của Pháp là De Lattre de Tassigny thôi giữ chức tư lệnh lục quân khối NATO sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh kiêm chức Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Trước đó hiệp định viện trợ quân sự Pháp - Mỹ đã được ký kết để Pháp có thêm điều kiện theo đuổi chiến tranh ở Đông Dương. Với tổng số quân là 338.000 người, Tassigny cố thực hiện bình định gấp rút, phản công mạnh mẽ và muốn tập trung giải quyết trước hết vấn đề Bắc Bộ. Tại đây Pháp cho dựng tuyến phòng thủ boong ke gồm 1.300 lô cốt do 20 tiểu đoàn Âu Phi chốt giữ. Những cuộc kháng Pháp ở Đông Dương từ sau trận Biên giới Thu Đông năm 1950, đã tiếp tục tiến những bước dài đến thắng lợi hoàn toàn, mặc dù còn trải qua nhiều khó khăn. Trong cuộc tiếp kiến Hồ Chủ tịch tại Việt Bắc, trước khi Pháp triển khai kế hoạch De Tassigny, một nhà báo nước ngoài hỏi về sự bắt đầu thời kỳ Tổng phản công của lực lượng kháng chiến, vị Tổng tư lệnh Hồ Chí Minh nhắc họ “Phải nhớ rằng kháng chiến của chúng tôi là trường kỳ kháng chiến”, phương châm chiến lược ấy đối với những kẻ đang tham vọng giành một thắng lợi nhanh chóng về quân sự thì không phải là điều dễ hiểu. Tháng 2/1951, Đảng Cộng Sản Đông Dương tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2. So với hội nghị hợp nhất cách đó 21 năm chỉ có 4 đại biểu dự bàn thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam lần này 221 đại biểu thay mặt cho 766.349 đảng viên cộng sản toàn quốc, đã họp bàn về xây dựng Đảng Lao Động Việt Nam. Đây không chỉ là việc đưa Đảng ra hoạt động công khai sau 50 tháng rút và bí mật mà còn là sự tiếp tục đặt lại cho đúng vấn đề Cách mạng Đông Dương cho phù hợp với khuôn khổ mỗi dân tộc quốc gia. Những người cộng sản Đông Dương sau khi giải tán đảng chung, xây dựng lực lượng cách mạng riêng cho từng dân tộc, đã thành lập một liên minh đoàn kết chiến đấu có tính chất chiến lực để tiếp tục những quan hệ hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau đã có. Trong lúc giữa núi rừng Việt Bắc đang diễn ra những chuyển biến chính trị to lớn ấy, thì bộ đội cụ Hồ báo công dồn dập. Những chiến dịch tấn công địch được mở ra khắp nơi: trung du, đường số 18, Hà Nam Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… còn ở đồng bằng Bắc Bộ, Trị Thiên, khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ thì chiến tranh du kích lan rộng. Cả Pháp và Mỹ đều coi Bắc Đông Dương là chiến trường chính, trong đó Việt Bắc là trọng điểm số một, chúng tập trung binh hùng tường giỏi ra các chiến trường Bắc Đông Dương, nuôi ý định kết thúc chiến tranh ở đó. Các chiến trường phía Nam, nhất là Nam Bộ vì vậy có điều kiện thuận lợi để đưa chiến tranh du kích ở đây lên đỉnh cao và phát triển dần lên chiến tranh chính quy. Tuy nhiên việc xây dự thực lực cách mạng ở Nam Bộ chưa tương xứng với việc phát triển của tình hình. Từ năm 1950 trở đi, Cách mạng Nam Bộ lại gặp nhiều khó khăn phức tạp. Trong lúc đó các chiến trường phía Bắc đã tích cực xây dựng thực lực mạnh, nhất là xây dựng các đơn vị bộ đội chủ lực cơ động. Đến năm 1952 tại đây đã có 6 đại đoàn bộ binh (312, 316, 320, 325, 308, 304) 2 trung đoàn bộ binh (246, 148) và một đại đoàn công pháo (351). Sự mất cân đối trong xây dựng lực lượng ở phía Bắc và ở phía Nam đã không được khắc phục. Vì thế khi bước vào thời kỳ Phản công và Tổng phản công thì chiến trường Nam Bộ không thể mở được các chiến dịch lớn. Dù sao cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cho đến Đông Xuân 1952 - 1953 vẫn có thể bước sang thời kỳ giành thắng lợi quyết định, mở đầu bằng việc tiếp tục mở các chiến dịch tiến công quân sự, làm tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tiến tới đánh bại chúng về quân sự. Khi Pháp - Mỹ đưa ra kế hoạch Navarre thì khả năng trên đây của bộ đội Việt Minh vẫn không mất đi tính hiện thực. III. TỪ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ LỊCH SỬ ĐẾN HIỆP ĐỊNH GENÈVE, KẾT THÚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1953 - 1954) 1. Pháp - Mỹ triển khai kế hoạch Navarre tiếp tục kéo dài chiến tranh, nhưng chúng đã thất bại trước chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 của ta Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương, quân đội Pháp càng cố tìm kiếm thắng lợi thì thắng lợi càng xa vời, buộc họ phải cậy nhờ vào tài chính và mưu lược của Mỹ. Cũng đã đến lúc nước Pháp không cho phép quân đội của họ tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh, nhất là theo đuổi một cuộc chiến tranh không còn khả năng thắng lợi. Trong tình thế ấy, một lần nữa Pháp lại cử Navarre, một viên tướng tài giỏi của khối NATO sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Ngày 7/5/1953 Navarre có mặt ở chiến trường Đông Dương, tháng 7 năm đó kế hoạch quân sự của ông được Hội đồng chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua, trở thành niềm hy vọng của nước Pháp trong lần cuối cùng thay đổi chiến lược chiến tranh. Với nhiệm vụ giành một thắng lợi quân sự, tạo cơ sở cho một giải pháp chính trị, Navarre tập trung chủ yếu vào việc xây dựng khối chủ lực cơ động lớn gấp 3 lần hiện tại ở Đông Dương, để trong vòng 18 tháng có thể “Chuyển bại thành thắng”. Cả Pháp - Mỹ đều dồn nỗ lực, trí tuệ cho kế hoạch tập trung quân của Navarre, coi đó là bí quyết thắng lợi của chiến tranh. Đến đầu năm 1954, Navarre đã có trong tay 480.000 quân (trong đó có 146.000 quân Aâu - Phi), gồm 100 tiểu đoàn bộ binh và 10 tiểu đoàn dù, tất cả đều là lực lượng chủ lực cơ động. Viện trợ của Mỹ tăng lên nhanh chóng và chiếm 73% chiến phí chiến tranh Đông Dương lúc này. Suốt mùa hè và mùa thu năm 1953 tướng Navarre điều khiển quân tướng để tập trung lớn ở đồng bằng Bắc Bộ, còn các chiến trường khác thì rất sơ hở. Đối phó với tình hình ấy, tháng 9/1953 Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam đã quyết định và triển khai kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, khởi đầu là việc điều một bộ phận lực lượng chủ lực lên Tây Bắc. Quả nhiên khi bộ đội Việt Nam mở hướng Tây Bắc thì Pháp không thể làm ngơ, Navarre vội điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên Tây Bắc, chiếm giữ Lai Châu, lập vị trí chiếm đóng mới ở Điện Biên Phủ. Theo đà đó từ tháng 11/1953 đến tháng 2/1954, ta đã mở liên tục các chiến dịch tấn công quân sự ở khắp các chiến trường Đông Dương, nhất là các vị trí chiến lược như Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Tây Nguyên… Navarre vừa tập trung xong quân đã phải điều đi ứng phó và chia ra làm nhiều mảng rời rạc với nhau. Không những thế chúng còn bị tiêu hao khá nhiều sinh lực, tinh thần quân đội có sút giảm, kế hoạch tập trung gần hoàn thành bước một thì đã có nguy cơ tan vỡ. Nhưng trong quá trình ấy Navarre còn thấy khả năng thu hút bộ đội Việt Minh lên Điện Biên Phủ để giáng cho họ một đòn chiến lược. Navarre cho xây dựng Điện Biên Phủ thành một pháo đài không thể công phá, sẵn sàng nghiền nát bộ đội Việt Minh, một việc làm ngoài dự kiến ban đầu của Pháp - Mỹ. 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử Tiếp tục làm phá sản kế hoạch Navarre, từ đầu tháng 12/1953 bộ đội Việt Minh vừa phá kế hoạch tập trung quân vừa chuẩn bị cho việc chấp nhận giao chiến với quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ. Lúc ấy Pháp và Mỹ yên trí rằng nếu chấp nhận giao chiến tại thung lũng Tây Bắc này thì bộ đội cụ Hồ sẽ phải gặp rất nhiều bất lợi và khó khăn rằng chỉ có sức mạnh thần kỳ nào đó mới giúp Việt Minh tránh khỏi một tổn thất lớn khi họ dám tuyên chiến với quân đội Pháp - Mỹ. Nhưng không phải là huyền thoại mà là có thật một sức mạnh thần kỳ của Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Đó là sự hợp lại sức lực, ý chí, máu và mồ hôi của 261.464 dân công với 10.301.570 ngày công mở hàng ngàn cây số đường bộ, vận chuyển 27.400 tấn gạo, hàng chục ngàn tấn vũ khí đạn dược, thuốc men bằng 628 chiếc xe tải, 11.800 ghe thuyền, 20.000 xe đạp thồ, 500 ngựa thồ, hàng ngàn xe trâu bò kéo. Đó còn là sự đồng tâm hiệp lực, tư tưởng quyết tâm và mưu lược của 4 đại đoàn quân, với 11 trung đoàn bộ binh, một đại đoàn công pháo cùng hàng vạn thanh niên xung phong. Đó chính là hình ảnh ra quân của một dân tộc mang theo khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” mà quân xâm lược Pháp đã không sao có được. Những tờ truyền đơn thách thức của viên chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cuối tháng 2/1954 không kích động được sự nôn nóng của quân đội tướng Giáp, ngược lại tướng Võ Nguyên Giáp càng bình tĩnh chọn lại phương án đánh, kiên trì và quyết tâm chuyển từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc thắng chắc”. Ngày 12/3/1954 trong lúc ở bờ biển Quy Nhơn, quân Pháp được lệnh của tướng Navarre tiếp tục chiến dịch Át-lăng thì ở Điện Biên Phủ các chiến sĩ bộ đội Việt Minh đón thư Bác Hồ động viên trước giờ nổ súng; cũng tại đây các sỹ quan Pháp được De Castries thông báo tin tình báo về cuộc tấn công của tướng Giáp sẽ bắt đầu vào 5 giờ chiều ngày mai; sau khi nghe tất cả tin ấy tất cả họ cười ồ lên. Nhưng tin tức đó quả là chính xác. Đúng 17 giờ ngày 13/3/1954, pháo binh của bộ đội Việt Minh nã vào căn cứ đồi A1 mở màn cho chiến dịch tấn công Điện Biên Phủ. Bộ đội Việt Minh tổ chức thực hiện 3 đợt tấn công. * Đợt 1 từ 13/3 đến 17/3/1954, mở cửa tập đoàn cứ điểm, quan quân De Castries hoảng hồn chống đỡ. * Đợt 2 từ ngày 30/3 đến 26/4/1954, tấn công vây lấn băm nát tập đoàn cứ điểm, giằng co quyết liệt, Pháp ở Điện Biên Phủ hoàn toàn tuyệt vọng. * Đợt 3 từ 1/5 đến 7/5/1954, tổ công kích tiêu diệt toàn tập đoàn căn cứ địch. Điện Biên Phủ thất thủ và Pháp Mỹ ở Đông Dương bàng hoàng. Tròn 56 ngày kể từ 17 giờ ngày 13/3/154 đến 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 49 cứ điểm chia làm 3 phân khu, do 16.200 quân chiếm giữ đã bị công phá. De Castries vừa được thăng chức tướng được vài ngày thì phải dẫn đầu đoàn quân sống sót ra đầu hàng các dũng sỹ Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Hòa cùng tiếng súng mặt trận Điện Biên Phủ từ đầu tháng 3/1954 và nhất là từ tháng 5/1954, tiếng súng tấn công nổi dậy đã nổ khắp miền đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Phong trào rộng lớn ấy ở các chiến trường trong cả nước, sau thắng trận Điện Biên Phủ đã và đang chuyển thành cao trào mới để nối dài chiến công lớn. 3. Hội nghị Genève về Đông Dương và việc kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp Thắng lợi ở Điện Biên Phủ và thực tế cao trào tiến công nổi dây ấy, khẳng định khả năng mới của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, ta có thể đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp bằng những thắng lợi quân sự. Từ đầu năm 1954 Hội nghị của các nước lớn bàn về lập lại hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương đã triệu tập ở Genève (Thuỵ Sỹ). Sau khi giải quyết xong vấn đề Triều Tiên, cuối tháng 4/1954 Hội nghị bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương, nhưng chỉ sau khi thất thủ ở Điện Biên Phủ, Pháp - Mỹ mới sốt sắng họp bàn hội nghị. Phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến tham dự Hội nghị trong tư thế của người vừa chiến thắng quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Xuất phát từ nguyện vọng hòa bình của dân tộc, nắm bắt theo xu thế hòa bình của thế giới và khu vực, phái đoàn Việt Nam tại hội nghị Genève đã bày tỏ thiện chí chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương, giải quyết vấn đề Đông Dương một cách triệt để cả về quân sự lẫn chính trị, trên cơ sở các nước tôn trọng chủ quyền thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tuy vậy cuộc mặc cả của các nước lớn đã chi phối kết quả cuối cùng của hội nghị quan trọng này. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 20/7/1954 “Hiệp định đình chỉ chiến sự lập lại hòa bình ở Đông Dương” được ký kết. Theo đó vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời, việc chuyển quân tập kết lực lượng của cả hai bên chiến tranh được tiến hành, việc thống nhất đất nước ở Việt Nam sẽ được thực hiện bằng một cuộc trưng cầu dân ý, sau hai năm thi hành Hiệp định và bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước… Việc ký kết Hiệp định Genève phản ảnh xu thế chung của tình hình thế giới lúc đó và cũng chứng minh cho lập trường đàm phán và nguyện vọng hòa bình, chấm dứt chiến tranh của nhân dân Việt Nam. Mặc dù chỉ dừng lại ở những giải pháp quân sự, nhưng Hiệp định Genève ngày 20/7/1954 cùng với thắng lợi của Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam chống xâm lược. “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” (Tố Hữu) Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc thật oai hùng, Đảng ta đã đánh giá về sự kiện này trong những ngày đánh Mỹ (1970), rằng chiến thắng Điện Biên Phủ “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đàng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh, những tiếng thân quen ấy từ mùa hè năm 1954 bắt đầu vang lên trên khắp các châu lục. Đó là niều tự hào của dân tộc ta và cũng là niềm tự hào chung của tất cả các nước đang đấu tranh thoát khỏi ách thực dân, đòi tự do độc lập. * * * Cuộc “kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ” đã kết thúc với việc đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược kiểu cũ của thực dân Pháp có Mỹ can thiệp. Tài liệu tổng kết của Đảng ta về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thắng lợi và bài học đã cho biết những con số thống kê như sau: đã có 579.500 quân Pháp và tay sai bị chết, bị thương, bị bắt ở đây; 435 máy bay bị đánh rơi và phá hủy; 603 tàu chiến và canô bị đánh chìm và bắn cháy; 344 khẩu pháo cùng hàng ngàn xe quân sự bị phá hủy; 130.415 súng các loại bỏ lại chiến trường… Pháp và Mỹ đã tiêu tốn vào cuộc chiến tranh ấy 3.000 tỷ france và 2,6 tỷ USD. Trong thời gian chiến tranh ấy nuớc Pháp có 20 lần thay đổi Chính phủ, 7 lần thay thế Cao uỷ và 8 lần thay đổi Tổng chỉ huy quân sự ở Đông Dương. Vậy mà Pháp vẫn không thể lấy lại được thuộc địa này, ngay sau khi nhân dân ở đây vừa giành lại được nền độc lập dân tộc. Trong 9 năm kháng chiến, quân dân Việt Nam đã lần lượt đánh bại 5 kế hoạch chiến lược chiến tranh của Pháp; đã mở 10 chiến dịch lớn có ý nghĩa như những đòn chiến lược giáng vào đạo quân viễn chinh của Pháp sau đại chiến thế giới lần thứ II. Như vậy chọn con đường chiến tranh là nước Pháp đã tự chọn con đường kết thúc thê thảm thời kỳ đế quốc hùng mạnh của mình, thời kỳ mà công cuộc thực dân của người Pháp có vai trò và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nhiều quốc gia dân tộc. Với thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chẳng những thành quả của Cách Mạng Tháng Tám được bảo vệ vững chắc mà còn phát triển thêm thành quả vĩ đại ấy. Đó là việc các nước phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế - xã hội của chế độ mới được thử thách trong chiến tranh đã có thêm nhiều sức mạnh và kinh nghiệm để củng cố, phát triển sự nghiệp cách mạng của cả nước có thêm nhiều yếu tố mới, cơ sở mới rất căn bản để tiến đến giành những thắng lợi to lớn và toàn vẹn. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp góp phần quyết định vào việc làm sụp đổ hoàn toàn chế độ thực dân kiểu cũ trên bán đảo Đông Dương, mở đường cho việc làm sụp đổ toàn bộ hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới. Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp đẽ để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta những kinh nghiệm thực tế sinh động của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, kinh nghiệm của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược. Đó không chỉ là “vốn liếng” mà nhân dân ta đem vào cuộc | | | | |
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
|
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | * Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
|
| | Copyright © NguyenDucPN.Tk 2009 - 2010 Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion. Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox |