Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam

Mái nhà tình bạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửiThời gianNgười gửi
PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Empty PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Empty

PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Otcl1010Admin nhắn với » >> Becon_fhd : ...Hôm Nay Là Sinh Nhật Diễm Chúc Diễm Sinh Nhật Vui Vẻ, Học Tốt, Thành Công Trong Cuộc Sống NháAdmin nhắn với Hôm nay, hơn 60 triệu cử tri cả nước đi bầu cử: 7h sáng, trên khắp 63 tỉnh thành, những lá phiếu sẽ bắt đầu được thả vào hòm phiếu. Hơn 60 triệu cử tri cả nước sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII, 3.832 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 21.131 đại biểu cấp huyện và 281.491 đại biểu cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016.

63 tỉnh, thành phố có 91.438 khu vực bỏ phiếu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc mọi người 1 ngày tốt lànhvuong_club12.7pro nhắn với 5 đặc tính quý giá của dân nhậu...: 5 đặc tính quý giá của dân nhậu
1) Can đảm: Biết rượu độc hại mà vẫn uống.
2) Thật thà: Có bất kỳ chuyện gì trong lòng cũng đem ra... trình bày.
3) Dũng cảm: Chuyện gì cũng sẵn sàng làm, kể cả hái sao trên trời.
4) Giản dị: Đâu đâu cũng là nhà, chỗ nào cũng làm giường ngủ được.
5) Có lòng yêu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc các em lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi TN và ĐH-CĐ thật tốt! Tụi anh luôn bên cạnh mấy em bounce bounce Admin nhắn với » Chiplove: ...Thật lòng anh mong em ấm nồng......girl_pn nhắn với » Vuong_club: I LOVE YOU giả vờ tui nháAdmin nhắn với » Tất cả các mem: ...Hiện nay diễn đàn học sinh Nguyễn Dục đã có thêm mục gởi thông điệp yêu thương cho các thành viên.Admin nhắn với » Tất cả member: ...i love you so muchAdmin nhắn với » Tất cả member: ...Các bạn ơi hè lại về rồi bounce Admin nhắn với » Tất cả member: test thử
PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Otcr1010
Gửi đến :
Nội dung thông điệp


PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Feb 24, 2011 5:23 pm
PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_06
PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_01PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_02_newsPHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_03
PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_04_newPHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_06_news
PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_07PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_08_newsPHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Bgavatar_09
[Thành viên] - haitd
Cấp: MEMBER
Cấp: MEMBER
Tổng số bài gửi : 39
Join date : 21/02/2011
Age : 33
Đến từ : tam ky

PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Vide

Bài gửiTiêu đề: PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2
http://haitd.bolgxinh.com

Nguồn : Http://www.nguyenduc.sos4um.com/t77-topic

Tiêu Đề : PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2

http://nguyenducpn.tk - Kết Nối Cộng Đồng Nguyễn Dục Online

--------------------------------------------------
. Tình hình đất nước trước họa ngoại xâm
Sau hơn 50 năm cầm quyền (tính đến trước ngày thực dân Pháp nổ súng xâm lược), nhà Nguyễn đã không những phát triển được đất nước đi lên hùng mạnh mà ngược lại làm cho tình hình đất nước thêm bi đát hơn. Triều Nguyễn không thiết lập được mối quan hệ gắn bó với nhân dân, chỉ lo trung chủ yếu vào việc giữ vững vương quyền, củng cố quyền lợi giai cấp thống trị. Hơn nữa, nhà Nguyễn lại dựa vào một hệ tư tưởng lạc hậu cùng với mô hình kinh tế xã hội không còn thích hợp nên đã ngăn cản sự phát triển của đất nước.
Đối diện với cuộc xâm lược của Pháp, chế độ phong kiến Việt Nam lại càng lâm vào tình trạng lúng túng vì tiềm lực dân tộc đã bị suy giảm nghiêm trọng, tình trạng đất nước đến thời điểm này đã gần như kiệt quệ, khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt.
+ Về kinh tế
Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã nghĩ đến việc phát triển kinh tế cho đất nước sau một thời gian dài chiến tranh. Trước tiên là việc khai hoang, nhưng việc khai hoang dưới thời Gia Long kết quả chưa đáng kể. Công cuộc khai hoang thực sự được đẩy mạnh dưới triều vua Minh Mạng. Nhà vua cho phép các hào mục, quan lại mộ dân lưu vong đi khai hoang lập làng và đồn điền cho nhà nước. Chính sách khai hoang vẫn được tiếp tục qua các đời Thiệu Trị, Tự Đức. Tuy khai hoang được chú trọng, đất đai canh tác ngày càng mở rộng nhưng ruộng đất phần lớn tập trung vào tay quan lại, địa chủ. Đại đa số nông dân thiếu đất canh tác. Tình hình của ngành kinh tế chính (nông nghiệp) của đất nước ngày càng sa sút.
Thiên tai, hạn hán diễn ra thường xuyên làm cho nông dân trong cả nước mất mùa liên miên. Nông dân phải rời bỏ quê hương đi phiêu tán để kiếm việc làm nuôi thân.
Về công nghiệp, nhà Nguyễn cho lập nhiều “tượng cục”, quan trọng nhất là các xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, tập trung ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định và một số tỉnh. Tại các tượng cục, thợ giỏi từ các địa phương được trưng tập về, tổ chức theo đội ngũ (chế độ công tượng) sản xuất dưới sự kiểm soát của quan lại.
Một bộ phận công nghiệp quan trọng do nhà nước quản lý là việc khai mỏ. Trong các thế kỷ trước, ngành khai mỏ ở nước ta cũng đã phát triển. Dưới triều Nguyễn, cả nước có ngót 140 mỏ được khai thác (39 mỏ vàng, 32 mỏ sắt, 15 mỏ bạc, 9 mỏ đồng, 22 mỏ diêm tiêu, 10 mỏ kẽm, 4 mỏ chì, 4 mỏ gang…).
Có thể phân biệt 4 loại mỏ ở thời Nguyễn:
- Loại mỏ do nhà nước trực tiếp quản lý, như mỏ vàng Chiên Đàn (Quảng Nam), mỏ bạc Tống Linh, Ngân Sơn, mỏ kẽm Lũng Sơn, mỏ chì Quán Triều (đều thuộc Thái Nguyên). Loại mỏ này có quy mô lớn, tập trung hàng ngàn nhân công gồm binh lính. công tượng và dân phu, nhưng sản xuất theo chế độ nửa lao dịch nên năng suất có hạn chế. Ví như ở mỏ vàng Hội Nguyên (Nghệ An) 100 nhân công làm việc 5 ngày chỉ được 6 phân vàng sống, trong khi 4 người thợ tự do cũng thời gian đó sản được 1 đồng cân vàng. Thêm nữa, nếu xét thấy mỏ nào kém sinh lợi thì nhà nước đình chỉ khai thác, nên loại mỏ này thường chỉ hoạt động một số năm, cuối cùng lại giao cho tư nhân lãnh trưng.
- Loại mỏ do thương nhân Hoa kiều lãnh trưng, hàng năm gộp thuế, chỉ chịu sự kiểm soát của chính quyền địa phương hoặc phái viên của triều đình. Những mỏ loại này chiếm một số lượng khá lớn, như vua Minh Mạng đã thừa nhận: “trẫm xét thấy các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Hưng Hóa có nhiều mỏ vàng và mỏ bạc, từ trước tới nay đều do người nước Thanh lĩnh trưng”. Nhân công làm thuê phần lớn là người Hoa kiều, có kỹ thuật khai mỏ thành thạo, cách tổ chức khai thác cũng tiến bộ hơn.
- Loại mỏ do thổ tù thiểu số lĩnh trưng cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể, qui mô sản xuất khá lớn, như mỏ kẽm của Ma Doãn Điền, mỏ đồng của Hoàng Phong Bút (đều ở Tuyên Quang), mỏ vàng của Cầm Nguyên Nhân (ở Hưng Hóa).
- Loại mỏ thứ tư do những chủ mỏ người Việt lĩnh trưng, nhưng chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ, đáng chú ý là mỏ kẽm của Chu Danh Hổ (một nhà giàu ở Bắc Ninh) bắt đầu kinh doanh từ năm 1835. Năm 1839, vua Minh Mạng xuống dụ cho phép bất cứ ai có vốn và được chính quyền địa phương bảo lãnh đều có thể lĩnh trưng các mỏ vàng bạc ở Bắc Kỳ.
Ngoài ra, dân địa phương cũng có thể tự khai thác mỏ, họp thành từng hộ (hộ vàng, hộ sắt, hộ diêm tiêu…), nộp thuế theo đầu người, được miễn binh dịch và lao dịch.
Nhìn chung, công nghiệp khai mỏ ở thời Nguyễn có những bước phát triển mới cả về số lượng và qui mô, nhưng nhịp độ phát triển chậm, cách khai thác còn mang tính thủ công, quy chế nhà nước chặc chẽ nên mọi hoạt động của các mỏ diễn biến thất thường, có lúc sa sút. Một lý do là thuế mỏ hơi nặng, buộc một số chủ mỏ phải ngưng khai thác.
Các làng nghề thủ công có nhiều nhưng hoạt động còn rất phân tán. Hơn nữa, do phải chịu nhiều ràng buộc về quy cách sản xuất và thể lệ đóng thuế, cho nên các làng, phường thủ công chưa phát huy hết tiềm năng để có đóng góp quan trọng hơn vào nền kinh tế hàng hóa đương thời.
Nhằm đảm bảo việc thu thuế hoặc cung cấp những sản phẩm cần thiết, nhà Nguyễn định rõ qui chế thành lập một số phường thủ công (gọi là “ty” hay “cục”), có nhiệm vụ sản xuất những vật phẩm do nhà nước giao đặt. Mỗi cục có cục trưởng đại diện, làm trung gian giữa cục thợ và chính quyền, thu thuế, nhận đơn đặt hàng của nhà nước, nghĩa là có vai trò gần như viên lý trưởng trong làng xã. Ở các tỉnh lớn (Hà Nội, Huế, Gia Định…), nhà Nguyễn đặt thêm một chức quan võ (hàm bát phẩm) gọi là “chư cục trưởng” hay “chính ty sứ” nhằm quản lý các cục thủ công trong tỉnh, trực tiếp đặt hàng của nhà nước cho các cục trưởng.
Nhìn chung, tình hình kinh tế của cả nước (từ nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và cả thương mại…) đều lụn bại vì những chính sách không hợp lý của triều đình nhà Nguyễn (nhất là dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức). Các công trường sản xuất, những thợ giỏi… đều do triều đình nắm giữ sử dụng vào việc xây dựng cung điện, thành quách, lăng tẩm của hoàng tộc. Mỏ có nhiều nhưng triều đình cũng độc quyền và khai thác theo kiểu thủ công nên năng suất thấp, thương mại què quặt vì chịu cảnh “bế quan tỏa cảng”…
Có thể nói, đến giữa thế kỷ XIX nền kinh tế Việt Nam sa sút nghiêm trọng.
+ Về quốc phòng
Quân đội Việt Nam dưới thời Nguyễn là một quân đội đông đảo. Ngay từ đầu, các vua nhà Nguyễn đã đặt phép giản binh, tùy từng vùng mà lấy lính theo tỷ lệ khác nhau.
- Từ Quảng Bình đến Bình Thuận: 3 đinh lấy một lính.
- Từ Biên Hòa trở vào: 5 đinh lấy mộ lính.
- Từ Hà Tĩnh trở ra 5 nội trấn Bắc thành: 7 đinh lấy một lính.
- 6 ngoại trấn Bắc thành: 10 đinh lấy một lính.
Kinh đô có thân binh, cấm binh và tinh binh. Các trấn có lính cơ, lính mộ. Lại đặt thêm biền binh (chia 3 phiên, luân lưu 2 phiên về quê, một phiên tại ngũ). Ngoài ra có 6 vệ thủy binh đóng tại kinh thành và các cơ thủy binh đóng ở các hải khẩu. Sang thời Minh Mạng, tổ chức binh chế được hoàn thiện gồm đủ các binh chủnh: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo binh.
Ngoài bộ binh gồm kinh binh đóng giữ kinh thành và cơ binh của từng tỉnh, tượng binh thực sự trở thành một binh chủng mạnh từ thời Minh Mạng.
Tượng được phân bố như sau:
- Bắc thành: 3 cơ, mỗi cơ 10 đội, 750 lính, 110 thớt voi.
- Gia Định thành: 10 đội, 500 lính, 75 thớt voi.
- Bình Định: 4 đội, 200 lính, 30 thớt voi.
- Nghệ An: 3 đội, 150 lính, 21 thớt voi.
- Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa: mỗi tỉnh 2 đội, 100 lính, 15 thớt voi.
- Quảng Trị, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, Ninh Bình: mỗi tỉnh 1 đội, 50 lính, 7 thớt voi.
- Kinh đô: 3 vệ, mỗi vệ 10 đội, 15.000 lính, 150 thớt voi.
Như vậy, số voi chiến thời Minh Mạng ước khoảng 450 thớt.
Đầu thời Tự Đức, bộ binh có khoảng 113.000 người. Lúc thời bình có khoảng 80.000 quân thường trực, nhưng khi có chiến sự thì bộ binh có thể lên tới 200.000 người. Thủy binh có khoảng 26.800 người với khoảng 700 chiến thuyền lớn nhỏ gắn đại bác và súng bắn đá.
Ngựa trong thời Nguyễn chỉ dùng chính trong việc chạy trạm. Ngay từ thời Gia Long, một hệ thống trạm thiết lập để kịp thời liên lạc tin tức, điều động binh lính. Từ ải Nam Quan đến Bình Thuận, cứ 4.000 trượng (16km) lập một nhà trạm, tất cả 98 trạm, đến thời Tự Đức tăng lên 135 trạm.
Lính trạm - một chế độ “nửa binh dịch” - không được cấp lương, chỉ được miễn thuế thân và các tạp dịch khác, tuy vẫn phiên chế theo đội ngũ như binh lính. Qui định này được áp dụng cho đến thời vua Tự Đức, được bổ sung bằng lệ thưởng tùy theo mức độ khẩn cấp: trạm nhiều việc nhất được thưởng10 phương gạo, trạm ít việc nhất được thưởng 4, 5 phương gạo và chỉ thi hành trong vòng một năm (qui định năm 1854). Tổng số lính trạm thời Gia Long khoảng 6.300 người.
Thời Tự Đức còn cho đặt thêm ngạch hương dũng, dân dũng, thổ dũng ở các tỉnh, huyện, xã, nhất là các tỉnh miền núi. Thực ra, từ năm 1812 (triều Gia Long), khi cần thiết triều đình đã có lệnh trưng hương binh, nhưng đến thời Tự Đức thì trở thành quy chế chung, áp dụng thường xuyên cho cả nước.
Nói tóm lại, quân đội thời Nguyễn rất đông, hùng hậu nhưng lại chỉ chủ yếu được huấn luyện để đi trấn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân, dập tắt những phong trào đấu tranh của dân chúng chứ không huấn luyện nhiều để chiến đấu trên chiến trường chính quy. Thêm vào đó, tàu chiến ít, lực lượng lính thủy lại không chuyên nghiệp, hầu hết là tay ngang, không chịu được sóng gió trên biển. Binh khí thì thô sơ, chủ yếu là dao, gươm, đại bác và súng trường có ít và lại rất lạc hậu.
+ Về chính trị - xã hội
Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức chỉ ra sức tăng cường chế độ quân chủ chuyên chế nhằm duy trì quyền thống trị lâu dài của dòng họ. Nhà nước phong kiến thời Nguyễn mang nặng tính bảo thủ, lo ngại đổi mới, gạt bỏ nhiều đề nghị cải cách của một số quan lại và sỹ phu.
Nổi bật nhất trong xã hội lúc này là nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của địa chủ, nạn tham nhũng của quan lại, cường hào. Thêm vào đó là các chế độ tô thuế và lao dịch nhiều khi trở thành gánh nặng khắc nghiệt đối với thần dân
Nông dân thời Nguyễn vẫn nộp tô thuế ruộng đất bằng hiện vật, nhưng gặp năm mất mùa không đủ lúa đóng thuế thì nhà nước muốn tránh thất thu đã cho nộp thay bằng tiền (gọi là “đại nạp”), và thực tế đã đẩy nông dân vào cảnh bần cùng.
Lê Văn Duyệt đã từng than: “Lệ thuế hơi nặng, dân lấy làm khổ”; một thừa sai người Pháp (Guérard) nhận xét: “Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba”v.v…
Riêng về chế độ lao dịch một số người nước ngoài chứng kiến tận mắt cảnh tượng xây thành đắp lũy, đào kênh.. ở thời Nguyễn - đặc biệt việc xây thành Phú Xuân và đào kênh Vĩnh Tế - đều tỏ ra ngạc nhiên trước cường độ lao động căng thẳng của hàng ngàn hàng vạn dân phu.
Mô tả việc xây thành Phú Xuân (Huế), một người Pháp là Borel viết năm 1818: “nhà vua sử dụng tất cả nhân lực vào việc xây tòa thành và các công trình công cộng khác. Khi tôi đến Huế, đã có đến 8 vạn người được điều động từ các nơi trong cả nước đang khẩn trương xây dựng một tòa thành rộng lớn bằng gạch. Một người Anh cho biết thêm: “từng đoàn dài dân thợ đang chuyên chở vật liệu… Những đống gạch đá, những xưởng rèn, những lán trại… tất cả tạo thành một cảnh tượng rất khó hình dung nếu không được chứng kiến tận mắt. Tiếng búa đập, tiếng kêu la của cả một đội quân dân phu khổng lồ ấy gây thành một thứ tiếng ồn ào nhức óc; nhưng tất cả vẫn cặm cụi làm việc, chẳng ai dám nghỉ tay”.
“Riêng việc xây bờ thành đã tốn kém những khoản tiền khổng lồ và làm thiệt hàng ngàn nhân mạng vì phải khổ dịch liên tục”. Ở một đoạn khác: “nhà vua [Gia Long] đã vung ra những món tiền lớn và hy sinh tính mạng của hàng ngàn dân chúng vì họ phải làm việc không nghỉ tay trên các tường lũy của kinh thành. Đây quả là một công trình kỳ diệu. Mười vạn người được thường xuyên huy động…”
Cho mãi đến giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đã thực sự nổ súng xâm lược, triều đình vẫn tiếp tục xây dựng những lăng tẩm nguy nga ở ngoại vi thành Huế, tiêu biểu là việc xây “Vạn niên cơ” (Khiêm lăng) mà trong nhân gian bấy giờ đã chua chát than rằng: Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân

Tình trạng lao dịch dưới triều các vua Thiệu Trị và Tự Đức cũng tương tự các đời vua trước. Năm 1841 khởi công xây lăng Minh Mạng, “cung điện, đường vào lăng, lầu các, thuyền, xe, voi ngựa, các đồ dùng của tiên đế không thiếu thứ gì”. Dân các tỉnh Quảng Nam, Thanh Hóa, Bắc Ninh vận chuyển vật liệu về kinh chủ yếu là khuân vác bằng đường bộ. Dân phu bị bệnh ngày một nhiều, khi mới phát chỉ có 50, 60 ngươì chết, rồi đến 400, 500 người, rồi lên đến hơn 300 người.
Năm 1845, vua Thiệu Trị ra lệnh tu sửa lăng Thiên Thụ (lăng mẹ nhà vua) ở núi Thuận Sơn. Vua Thiệu Trị vừa qua đời, vua Tự Đức sai xây “Xương Lăng”, khởi công từ đầu năm 1848. Trương Quốc Dụng lo lắng, dâng thư nói: “Tiền của, sức lực của dân gian kém trước 5, 6 phần mười” và “xin giảm công dịch, nhẹ thuế khóa, rộng tài lực cho binh dân”. Tiếp đó, nhà vua lại cho xây “Khiêm Lăng” như đã nói ở trên, quy mô gấp mười lần lăng “Thiên Thụ”.
Đời sống cơ cực xô đẩy hàng vạn gia đình nông dân phải bỏ quê hương làng mạc đi lưu vong phiêu tán. Nạn lưu vong ở thế kỷ XIX đã trở thành một hiện tượng phổ biến, thường xuyên, nhất là ở Bắc và Trung.
Một bài vè lưu hành thời Tự Đức phản ánh phần nào thực trạng này:
“Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Đất trắng xóa ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày
Ngồi xó chợ lùm cây
Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét…
… Sẵn bút đây ta tả
Để giữ lại vài câu
Cho ngàn vạn năm sau
Biết cảnh tình cơ cực
Là cái thời Tự Đức…”
Chính sách của triều đình nhà Nguyễn như thế nên đã đẩy xã hội đến nhiều mâu thuẫn sâu sắc, nhất là mâu thuẫn của nông dân với quan lại và triều đình.
Cuộc sống cơ cực và tình trạng lưu vong làm cho nông dân và các tầng lớp nghèo khổ bất bình với một số chính sách của nhà nước và căm oán quan lại hào cường. Họ đã được thu hút vào các cuộc nổi dậy và chống đối lớn nhỏ. Những người khởi xướng với những mục đích động cơ khác nhau, xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội: có khi là nông dân, là tổ tù lang đạo miền núi, là dòng dõi nhà Lê cũ, thậm chí cả đến quan lại triều đình.
Từ những năm 1807, 1808 những cuộc nổi dậy ở miền xuôi bùng lên ngày một nhiều hơn, triều đình phải tiến hành hơn 30 cuộc “tiễu phạt”.
Cuối năm 1818, một cuộc nổi dậy lớn nổ ra ở Nghệ An do Lê Hữu Tạo (Hầu Tạo) cầm đầu. Cho đến cuối năm 1824, một số cuộc nổi dậy có tầm cỡ (mà quan trọng hơn cả là cuộc nổi dậy của Vũ Đình Lục và Đặng Trần Siêu) lần lượt bị dập tắt. Nhưng trước đó mấy năm, một cuộc khởi nghĩa mới lại chớm lên ở đồng bằng và ven biển Bắùc Bộ: khởi nghĩa Phan Bá Vành. Khởi nghĩa Phan Bá Vành phát triển mạnh, chấn động cả một vùng Hải Dương, Sơn Nam. Sau hàng chục trận thắng lớn ở Cồn Tiên, Cổ Trai, Liêu Đông, Kiến Xương…, nghĩa quân rút về cố thủ ở căn cứ Trà Lũ và bị quân triều đình khép chặt vòng vây rồi bị thất bại trong trận đánh ác liệt ngày 17.2.1827.
Bước vào những năm 30, nhân dân thượng du Ninh Bình, Thanh Hóa nổi dậy dưới ngọn cờ của Lê Duy Lương đồng thời với khởi nghĩa Ba Nhàn, Tiền Bột trên địa bàn trung du bắc bộ rộng lớn. Tiếp đó là cuộc khởi binh Lê Văn Khôi đập tan bộ máy cai trị của nhà Nguyễn trên lục tỉnh Nam Kỳ, kéo theo cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân làm chủ 6 tỉnh Việt Bắc
Từ năm 1841, các thủ lĩnh Ba Nhàn, Tiền Bột lại trỗi dậy ở Sơn Tây phối hợp với một số tướng lĩnh cũ của Nông Văn Vân ở Việt-Bắc. Cũng thời gian này, nhiều cuộc nổi dậy của người Việt, người Khmer và người Hoa đã diễn ra ở Lạc Hóa (Trà Vinh), Ba Xuyên (Sóc Trăng), Thất Sơn (An Giang), Hà Dương, Hà Âm (Kiên Giang).
Năm 1854, ở đồng bằng Bắc Bộ lại bùng lên một cuộc khởi nghĩa lớn - khởi nghĩa Cao Bá Quát. Tuy cuộc khởi nghĩa chỉ tồn tại trong 2 năm (1854 - 1855) và bị đán áp ngay từ đầu, nhưng nỗi bất bình của các tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục biểu hiện khá mãnh liệt ở những năm sau đó (với khởi nghĩa Cai tổng Vàng, khởi nghĩa Chày Vôi…).
Cũng khoảng thời gian nói trên, phong trào chống đối triều đình của các dân tộc vùng núi Thanh, Nghệ diễn ra mạnh hơn và có sự liên hệ với các cuộc nổi dậy ở Bắc Bộ, mà quan trọng hơn cả là cuộc nổi dậy của Quách Tất Thúc. Nghĩa quân lên tới 3000 người, liên kết với các thủ lĩnh Vũ Đình Lục, Đặng Trần Siêu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ…
Theo thống kê, thời Gia Long có 73 cuộc khởi nghĩa của nông dân; thời Minh Mạng có đến 230 cuộc khởi nghĩa; thời Tự Đức có 103 cuộc.
Chỉ tính trong khoảng 10 năm từ khi Tự Đức lên ngôi (1848) đến khi thực dân Pháp đánh Việt Nam (1858) thì đã đến hơn 10 cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình và Tự Đức đã ra lệnh quân đội dìm tất cả các cuộc nổi dậy này trong biển máu.
Rõ ràng, chính sách của triều Nguyễn đã làm cho đất nước suy sụp, làm cho dân chúng phải “sức mòn lực kiệt”, xã hội chia rẽ sâu sắc… đặt dân tộc Việt Nam vào một thế rất bất lợi trước những mưu đồ xâm lược của thực dân phương Tây.
+ Về đối ngoại
Với nhà Thanh, các vua Nguyễn trước sau giữ thái độ “thần phục”.
Ngay sau khi kéo quân vào Thăng Long (1802), chúa Nguyễn Ánh sai sứ sang nhà Thanh cầu phong, nhưng đến năm 1804 vua nhà Thanh mới sang sứ sang tuyên phong cho vua Gia Long tại Thăng Long và định lệ 3 năm nộp cống một lần.
Nhiều chính sách, thiết chế chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội… của nhà Thanh được các vua Nguyễn tiếp thu, vận dụng, coi như những mẫu mực trị nước.
Đối với Pháp, có không ít người cho rằng vua Gia Long rộng rãi với Thiên Chúa giá, chủ trương cấm đạo này chỉ bắt đầu từ thời Minh Mạng. Ý muốn nói vua kế vị đã đi ngược lại ý định tốt đẹp của vua Gia Long trong lĩnh vực này.
Nhưng thực tế cho chúng ta một cái nhìn khác hẳn: Ngay khi còn dựa vào các thừa sai và người Pháp để đánh Tây Sơn, trong thâm tâm chúa Nguyễn Ánh đã bắt đầu nghi ngờ gờm sợ chính những người đang giúp đỡ mình. Vì vậy, sau khi lên ngôi, vua Gia Long dần dần muốn tách xa họ, sau đó muốn cự tuyệt họ. Phương hướng giải quyết của nhà vua là cố gắng giữ gìn mối quan hệ êm thắm với người Pháp và các thừa sai, vì thấy ở địa vị và hoàn cảnh của mình thì chưa thể trở mặt ngay với họ được.
Vua Gia Long muốn kéo dài tình trạng nhùng nhằng đó cho đến hết đời mình để rồi sẽ chuyển giao nhiệm vụ giải quyết vấn đề cho kẻ nối ngôi. Vì vậy, tuy bề ngoài nhà vua vẫn tỏ ra ưu đãi người Pháp và các thừa sai, nhưng thực lòng thì đang chuẩn bị, cân nhắc việc chọn người kế tục ngôi vua, hy vọng kẻ nối ngôi mình sẽ từng bước thận trọng cự tuyệt với người Pháp và thừa sai Thiên Chúa giáo.
Có thể nói vua Gia Long đã tiến hành khá êm đẹp chủ trương hai mặt này, êm đẹp đến mức nhiều người đương thời và cả sau đó tưởng lầm đường lối đối ngoại của vua Gia Long là thân Pháp và rộng rãi với Thiên Chúa giáo. Ngay cả một số tác giả thuộc Hội Truyền giáo cũng có nhận xét tương tự.
Buttinger (tác giả cuốn The Smaller Dragon - New York, 1962) nhận xét: Giữa thái độ thù địch một tiêu cực của Gia Long đối với Thiên Chúa giáo và chính sách của Minh Mạng đặt đạo này ra ngoài vòng pháp luật không có sự khác biệt gì đáng kể. Những chỉ dụ cấm “tà đạo” của Minh Mạng được ban hành sau khi Gia Long chết “về thực chất chỉ là sự thực hiện đường lối chính trị cơ bản của Gia Long mà thôi”.
*
* *
Đối diện với những hành động trắng trợn lấn lướt của thực dân Pháp, nhất là trước những hoạt động ngày càng sâu rộng của giáo sỹ, các vua Nguyễn, nhất là Minh Mạng, không những không tìm ra được những kế sách hợp lý để khắc phục tình hình trên, trái lại, nhà Nguyễn lại thi hành một chính sách cấm đạo và đàn áp quyết liệt giáo sỹ và giáo dân. Những chỉ dụ cấm đạo liên tiếp được ban hành.
Tháng 2 năm 1825, Minh Mạng ban bố đạo dụ thứ nhất với nội dung tăng cường hệ thống canh phòng ở các cửa biển và miền duyên hải, không cho giáo sỹ lọt vào nội địa, đặc biệt là việc kiểm soát các tàu của Pháp vào cửa biển ở vùng Quảng Nam. Cuối năm 1826, Minh Mạng lấy cớ thiếu người dịch sách khoa học nên ra lệnh tập trung tất cả các giáo sỹ ngoại quốc về Huế, thực chất là để giam lỏng các giáo sỹ, không cho họ liên hệ với giáo dân. Tuy vậy, nhiều giáo sỹ vẫn trốn tránh và bí mật hoạt động ở nhiều nơi.
Từ năm 1833, Minh Mạng lại ban bố một chỉ dụ cấm đạo thứ hai gay gắt hơn, buộc tất cả mọi người theo đạo Thiên Chúa, từ quan lại đến dân thường đều phải bỏ đạo và ra lệnh cho các địa phương phải phá hủy nhà thờ và lùng bắt giáo sỹ. Đồng thời Minh Mạng lại ra một bản mật dụ, bắt các quan lại địa phương phải tìm cách “giáo hoá” dân chúng bỏ đạo, phải báo cáo số lượng nhà thờ trong vùng và phá hủy ngay tức khắc, tiếp tục lùng bắt các giáo sỹ giải ngay về Huế.
Đạo dụ nêu rõ: “Các quan phải cẩn thận xem xét bọn theo đạo trong địa phận cai trị của mình của mình có sẵn sàng tuân theo dụ của Trẫm hay không? Các quan phải buộc họ dẫm lên thánh giá rồi khoan hồng cho họ một lần chót. Đối với nhà thờ và nơi cư trú của các đạo trưởng, phải kiểm tra xem đã phá hủy hoàn toàn hay chưa. Từ nay, kẻ nào còn dám truyền giảng tà đạo thì sẽ bị thẳng tay trừng trị, nhằm tiêu diệt tận gốc nghịch đạo Thiên Chúa. Ý Trẫm muốn như vậy, các ngươi hãy thi hành”.
Năm 1836 và 1838 lại ban thêm các chỉ dụ cấm đạo. Tiếp theo các chỉ dụ là những vụ đàn áp giáo sỹ và giáo dân. Theo tinh thần của các chỉ dụ này thì bất cứ giáo sỹ phương Tây nào bị bắt trên tàu ngoại quốc lén vào nội địa đều bị xử tử, bất cứ địa phương nào phát hiện được giáo sỹ hoạt động lén lút thì quan địa phương nơi đó cũng bị xử tử.
Các vua Thiệu Trị, Tự Đức tiếp tục ban hành các chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa. Thừa sai bị bắt, bị giết, nhà thờ bị phá hoại, giáo dân bị tàn sát, nhưng tình hình vẫn không sáng sủa hơn.
Triều đình nhà Nguyễn càng thi hành chính sách cấm đạo thì các giáo sỹ Phương tây càng tỏ ra ngoan cố và hoạt động ráo riết hơn. Ngược lại, các giáo sỹ càng tăng cường hoạt động thì triều đình lại ra sức đàn áp giáo sỹ và giáo dân điên cuồng hơn. Chính sách cấm đạo của triều đình nhà Nguyễn không những không ngăn chặn được những hoạt động truyền đạo và do thám của giáo sỹ, trái lại đã gây nên không khí căng thẳng trong dân chúng và khơi mối oán hận trong giáo dân. Công bằng mà nói, chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn bắt nguồn từ nhu cầu tự vệ, nhằm ngăn ngừa và chống lại những hoạt động của bọn gián điệp đội lốt thầy tu, nhưng đó lại là một biện pháp trái đạo lý và thất sách, không phân biệt rõ bạn thù, đẩy giáo dân về phía đối lập với triều đình. Cuối cùng, thực dân Pháp vin vào việc đàn áp đạo để xúc tiến âm mưu xâm lược của chúng.
Kế hoạch xâm lược nước ta của thực dân Pháp dã rõ rệt nhưng triều đình Tự Đức vẫn không thay đổi chính sách của mình. Việc trấn áp giáo sỹ và giáo dân còn diễn ra dữ dội hơn cả thời Minh mạng. Tháng 8 năm 1848, Tự Đức ban chỉ dụ cấm đạo lần thứ nhất, ra lệnh ban thưởng 30 nén bạc cho kẻ nào bắt được một giáo sỹ. Những giáo sỹ phương Tây bị tội nặng thì xử theo hình phạt buộc đá vào cổ và vứt xuống biển. Đối với các giáo sỹ bản xứ nếu không chịu bỏ đạo thì phải khắc chữ vào mặt và đày đi những vùng nước độc.
Tháng 3 năm 1851, Tự Đức ban bố chỉ dụ cấm đạo thứ hai nhắc lại hình phạt đối với giáo sỹ phương Tây như trong chỉ dụ lần trước. Tháng 9 năm 1855 lại ban bố chỉ dụ cấm đạo thứ ba, mở màn một thời kỳ đàn áp mới, càng khốc liệt hơn. Các điều quy định trong chỉ dụ này cụ thể hóa thêm một số chi tiết về hình phạt đối với giáo sỹ phương Tây và việc thưởng tiền cho những người bắt được giáo sỹ.
Chính sách đối với Thiên Chúa giáo của nhà Nguyễn tuy bộc lộ “sự ấu trĩ về hiểu biết tôn giáo này” cũng như “sự khắc nghiệt trong biện pháp bạo lực”, nhưng đó là một chính sách bắt nguồn từ những cơ sở nhằm bảo vệ độc lập của Tổ quốc và văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhưng có thể khẳng định rằng “triều đình Huế thiếu sáng suốt đã không phân biệt được lòng yêu nước và đức tin tôn giáo của dân chúng để có những chủ trương đường lối thích hợp (…). Triều đình càng khủng bố tàn bạo bao nhiêu lại (…) tạo thêm điều kiện tốt cho những kẻ xấu hoạt động phá hoại, chia rẽ trong nhân dân ta, dọn đường cho sự xâm lược của ngoại bang”.
Những hành động chống đạo của vua Tự Đức diễn ra giữa lúc những điều kiện xâm lược của thực dân Pháp đã chín muồi. Bởi vậy khi giám mục Pellerin đề xuất việc can thiệp bằng vũ lực vào Việt Nam thì lập tức được hầu hết các tầng lớp trong chính giới và quân đội Pháp ủng hộ. Kết quả là ngày 22/04/1857, Naponéon III quyết định thành lập “Hội đồng Nam Kỳ” nhằm xét lại hiệp ước Versailles năm 1787, với âm mưu dựa vào các văn kiện bán nước đầu tiên của Gia Long mà hợp pháp hóa việc mang quân sang đánh chiếm nước ta, tháng 7/1857, Naponéon III đã thông qua quyết định vũ trang xâm lược nước ta.


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam :: Hình ảnh :: Giao lưu _kết bạn-
Skin rip and fix by dothinh-11b6
Copyright © NguyenDucPN.Tk 2009 - 2010
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Empty  Free forums | © phpBB | Free forum support | Statistics | Liên hệ | Report an abuse   PHAP XAM LUOC VIET NAM (1858-1896) phan 2 Empty

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất