Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam

Mái nhà tình bạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửiThời gianNgười gửi
LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Empty LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Empty

LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Otcl1010Admin nhắn với » >> Becon_fhd : ...Hôm Nay Là Sinh Nhật Diễm Chúc Diễm Sinh Nhật Vui Vẻ, Học Tốt, Thành Công Trong Cuộc Sống NháAdmin nhắn với Hôm nay, hơn 60 triệu cử tri cả nước đi bầu cử: 7h sáng, trên khắp 63 tỉnh thành, những lá phiếu sẽ bắt đầu được thả vào hòm phiếu. Hơn 60 triệu cử tri cả nước sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII, 3.832 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 21.131 đại biểu cấp huyện và 281.491 đại biểu cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016.

63 tỉnh, thành phố có 91.438 khu vực bỏ phiếu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc mọi người 1 ngày tốt lànhvuong_club12.7pro nhắn với 5 đặc tính quý giá của dân nhậu...: 5 đặc tính quý giá của dân nhậu
1) Can đảm: Biết rượu độc hại mà vẫn uống.
2) Thật thà: Có bất kỳ chuyện gì trong lòng cũng đem ra... trình bày.
3) Dũng cảm: Chuyện gì cũng sẵn sàng làm, kể cả hái sao trên trời.
4) Giản dị: Đâu đâu cũng là nhà, chỗ nào cũng làm giường ngủ được.
5) Có lòng yêu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc các em lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi TN và ĐH-CĐ thật tốt! Tụi anh luôn bên cạnh mấy em bounce bounce Admin nhắn với » Chiplove: ...Thật lòng anh mong em ấm nồng......girl_pn nhắn với » Vuong_club: I LOVE YOU giả vờ tui nháAdmin nhắn với » Tất cả các mem: ...Hiện nay diễn đàn học sinh Nguyễn Dục đã có thêm mục gởi thông điệp yêu thương cho các thành viên.Admin nhắn với » Tất cả member: ...i love you so muchAdmin nhắn với » Tất cả member: ...Các bạn ơi hè lại về rồi bounce Admin nhắn với » Tất cả member: test thử
LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Otcr1010
Gửi đến :
Nội dung thông điệp


LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Feb 24, 2011 12:46 pm
LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_06
LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_01LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_02_newsLICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_03
LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_04_newLICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_06_news
LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_07LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_08_newsLICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Bgavatar_09
[Thành viên] - haitd
Cấp: MEMBER
Cấp: MEMBER
Tổng số bài gửi : 39
Join date : 21/02/2011
Age : 33
Đến từ : tam ky

LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Vide

Bài gửiTiêu đề: LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2)
http://haitd.bolgxinh.com

Nguồn : Http://www.nguyenduc.sos4um.com/t51-topic

Tiêu Đề : LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2)

http://nguyenducpn.tk - Kết Nối Cộng Đồng Nguyễn Dục Online

--------------------------------------------------
3. Thế trận buổi đầu của chiến tranh cách mạng chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ
Sau Đồng Khởi, thời kỳ tạm thời ổn định của chế độ Mỹ - Diệm hoàn toàn chấm dứt, thời kỳ phát triển thế và lực của cách mạng miền Nam đã bắt đầu. Đế quốc Mỹ thấy rằng cần phải tăng cường chiến tranh để chống lại phong trào cách mạng đã và đang bùng lên. Song nhân dân miền Nam cũng đã có đủ các cơ sở để bước vào cuộc chiến tranh cách mạng toàn dân, toàn diện, trường kỳ theo phương pháp sáng tạo của chiến tranh nhân dân chống Mỹ cứu nước.
Tháng 1/1961 cơ quan Trung ương cục miền Nam được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Lao Động Việt Nam đối với cuộc kháng chiến ở miền Nam được kiện toàn và củng cố, nhiều cán bộ dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo phong trào được tăng cường cho các cơ quan Trung ương Cục và các khu ủy.
Ngày 15/2/1961 lực lượng vũ trang quân giản phóng miền Nam Việt Nam chính thức ra đời, sau đó Ban quân sự miền và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp ở miền Nam được hình thành. Miền Nam được chia thành 6 quân khu (ở Nam Bộ có: Quân khu I - Đông Nam Bộ; Quân khu II - Trung Nam Bộ; Quân khu III - Tây Nam Bộ, Quân khu IV - Sài Gòn Gia Định).
Tháng 2/1962, Bộ CHính trị ra nghị quyết mới về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam. Thực tế sự phát triển của chiến tranh cách mạng từ sau Đồng Khởi cũng làm sáng tỏ nhiều vấn đề chiến lược chiến thuật của chiến tranh. Những nhận thực mới phù hợp với chiến trường miền Nam lúc này đã nhanh chóng được tiến hành là: Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cùng phát triển: đấu tranh chính trị tiến hành song song với đấu tranh vũ trang và phải luôn kết hợp 2 hình thức đấu tranh ấy; đấu tranh trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi - nông thôn đồng bằng và đô thị; từng vùng có phương thức sử dụng lực lượng và phương thức tác chiến khác nhau, nhưng cơ bản là vận dụng linh hoạt 3 phương châm: chính trị - vũ trang - binh vận; phương hướng phát triểnc của phong trào là từ tiến công - nổi dậy khởi nghĩa tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa để lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam. Như vậy phải nhanh chóng xây dựng lực lượng mọi mặt trong đó “Phải khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh, kể cả du kích, bộ đội địa phương và chủ lực”, phương châm hoạt động quân sự trước mắt là lấy chiến tranh làm chính kết hợp với vận động chiến.
Cuộc chiến tranh nhân dân du kích ở miền Nam từ sau Đồng Khởi như có phép màu nhiệm, nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Tỷ lệ lực lượng vũ trang cách mạng với lực lượng địch lúc đầu là 1/17 nhưng một năm sau tăng lên 1/10, tình hình đó báo hiệu khả năng phát triển của chiến tranh cách mạng ở miền Nam là vô cùng to lớn.
Theo tổng kết của ta, năm 1961 quân dân miền Nam đánh 15.525 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 28.996 tên địch, bắt 3.529 tên khác, thu 6.000 súng các loại; trong năm có hơn 38,8 lượt người tham gia đấu tranh chính trị và binh vận, làm cho 14.500 sĩ quan ngụy đào ngũ; vùng giải phóng và vùng kiểm soát của mặt trận giải phóng có hơn 10.000 làng xã với hơn 6 triệu dân. Năm 1962 quân dân miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu 35.000 tên địch, làm rã ngũ 32.000 tên khác. Đặc biệt là phong trào chống phá bình định ngày càng phát triển sâu rộng thành phong trào quần chúng và thu được kết quả lớn. Đến cuối năm 1962 có 2.665 ấp chiến lược bị phá trong đó có 484 ấp bị phá hoàn toàn. Dựa vào hệ thống phòng thủ có sẵn ở đó đã có 115 ấp chiến đấu được hình thành, làm trận địa cho phong trào du kích chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạng tạo kỳ diệu của mình, vùng giải phóng ở miềnNam ở cuối năm 1962 chiếm 4.441 xã trên tổnbg số 17.662 xã toàn miền Nam.
Đến cuối năm 1962, những mục tiêu của kế hoạch Staley - Taylor đã không đạt được. Ấp chiến lược chỉ có 37% kế hoạch được thực hiện. Chống chiến tranh du kích thì chiến tranh du kích vẫn cứ tồn tại không ngửng phát triển, lực lược vũ trang quân giải phóng tiếp tục trửng thành… Tình hình bi thảm đến nỗi tổng thống Mỹ Kennedy đã phải thú nhận trước giới báo chí ở NewYork rằng họ đang ở trong đường hầm chưa thấy lối ra.
Tuy vậy ở miền Nam, Mỹ - Diệm vẫn còn nhiều khả năng phát triển lực lượng, đẩy mạnh càn quét bình định, tăng cường biện pháp củng cố chế độc độc tài. Về phía cách mạng miền Nam, sau 2 năm xây dựng thế và lực, ta đã có khả năng nắm lấy quyền chủ động chiến trường, đã đánh thẳng vào mục tiêu chủ yếu của kế hoạch chiến tranh của địch. Ta đang đứng trước khả năng phát triển nhanh hơn và giành thắng lợi lớn hơn.
Ngày 2/1/1962, trận chống càn Ấp Bắc đã diễn ra ở một ấp nhỏ của xã Tân Phú Trung huyện Cai Lậy (Mỹ Tho), song thắng lợi vang dội của nó đã tác động lớn đến chiến trường miền Nam giai đoạn này. Lực lượng giải phóng chỉ khoảng tiểu đoàn do đồng chí tiểu đoàn trưởng D261/khu VIII chỉ huy đã chống chọi với lực lượng địch đông hơn gấp 10 lần do tư lệnh sư đoàn bộ binh 7 cùng với 51 cố vấn Mỹ chỉ huy. Chiến thuật của chiến tranh du kích với vũ khí thô sơ ứng chiến với chiến thuật tân kỳ “Trực thăng vận”, “Thiết sa vận”. Cuối cùng thắng lợi đã thuộc về lực lượng cách mạng. Trận Ấp Bắc đã báo trước khả năng thắng thua cho các bên tham chiến.
Ngày 8/4/1963 Trung ương Cục miền Nam phát động cao trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”. Khắp các chiến trường từ Nam Bộ đến khu V, kể cả vùng ven Sài Gòn, đâu đâu cũng có những trận đánh theo khẩu hiệu hành động ấy. Kết thúc năm 1963, trên toàn miền Nam quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 78.000 tên địch, bắn rơi 100 máy bay, diệt và phá hủy 100 xe thiết giáp M.113, bắn cháy 236 tàu xuồng, thu được 11.000 súng các loại. Năm 1963 còn là năm chống phá bình định có hiệu quả nhất từ trước cho tới lúc đó, với 2.895 ấp trong tổng số 6.164 ấp, chiến lược bị phá banh, trong đó có nhiều ấp bị phá hoàn toàn; có 12.000 thôn ở miền Nam với 9.000.000 dân đã giành được quyền làm chủ ở những mức độ khác nhau.
Trong khi đó ở các đô thị phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống chế độ Mỹ - Diệm cũng diễn ra ngày một sôi động. Cuộc đàn áp của Diệm - Nhu đối với đồng bào Phật tử tăng ni năm 1963, đã không dập tắt được ngọn lửa đấu tranh ấy mà còn tạo ra nguyên cớ trực tiếp cho Mỹ thực hiện “Thay ngựa giữa dòng” một biện pháp được coi là để trừng phạt nặng nề nhất được giành cho các lực lượng tay sai.
Ngày 1/11/1963, cuộc đảo chính lật đổ gia đình Diệm - Nhu của nhóm tướng lĩnh ngụy do Dương Văn Minh cầm đầu, đã được tiến hành với sự ủng hộ của Mỹ. Tuy nhiên đó chỉ là hành động thay người nhận viện trợ Mỹ. Mặt trận giải phóng ngay sau đó (ngày 7/11/1963) đã khẳng định đó là sự thay đổi tập đoàn thống trị này bằng tập đoàn thống trị khác cũng độc tài và phục vụ chính sách xâm lược Mỹ. Đầu năm 1964 Mỹ đề ra 9 biện pháp cấp bách cho tình hình ngày một xấu đi ở miền Nam, trong đó tập trung vào 3 vấn đề chính.
* Mở rộng quyền hoạt động của cơ quan MACV.
* Đẩy mạnh việc phá hoại miền Bắc và ngăn chặn việc chi viện vào miền Nam.
* Tăng thêm lực lượng hiểm trợ Mỹ và trách nhiệm của nó.
Theo kế hoạch này, tướng Westmoreland sang thay cho tướng Harkil làm tư lệnh MCAV. Tập đoàn Nguyễn Khánh được dựng lên thay cho tập đoàn Dương Văn Minh. Việc khiêu khích đe dọa gây sức ép đối với miền Bắc được đẩy mạnh cùng với việc lập chính phủ thân Mỹ ở Lào và ép chính phủ Campuchia từ bỏ đường lối trung lập. Tháng 3/1964, Mc Namara lại đến Sài Gòn và lần này súyt nữa bị anh Nguyễn Văn Trỗi dùng mìn đánh phục ở cầu Công Lý. Mỹ đang hy vọng dùng Nguyễn Khánh đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt lên cao.
Tình hình miền Nam như Đảng ta trong Hội nghị BCHTW lần thứ 9 (tháng 12/1963) đã chỉ rõ: “Cần phải và có khả năng kìm chế và thắng địch trong loại chiến tranh đặc biệt”, trong giai đoạn hiện nay “Đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đều có vai trò rất cơ bản và rất quyết định” nhưng “Đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp”.
Vào những tháng đầu năm 1964, từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, từng đoàn cán bộ tướng lĩnh và chiến sĩ theo đường Trường Sơn và tăng cường cho miền Nam. Thực lực của chiến trường B được xây dựng nhanh hơn. Ở miền Nam hàng ngàn thanh niên từ các vùng giải phóng cũng nô nức tòng quân giết giặc bảo vệ quê hương (tỉnh Bến Tre năm 1964 có 8.000 thanh niên nhập ngũ, trong đó có 6.400 thanh niên bổ sung vào Quân giải phóng). Tháng 10/1963, ta thành lập cơ quan Quân ủy miền và Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam thay cho Ban quân sự miền. Năm 1963 so với năm 1962, Lực lượng vũ trang địa phương tăng gấp đôi. Đến năm 1964 ở miền Nam có 11 trung đoàn, 15 tiểu đoàn chủ lực, 25 tiểu đoàn, 90 đại đội bộ đội địa phương, 200.000 du kích các loại.
Với thực lực ấy, ta đã tổ chức nhiều trận chống càn và nhiều chiến dịch tiến công để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phối hợp với các địa phương mở những đợt tổng phá ấp chiến lược. Ở các trọng điểm bình định như quanh Sài Gòn, Nam Bộ, khu V, phong trào ấp chiến lược, xây dựng xã chiến đấu đang ngày một mở rộng. Đặc biệt là cuối năm 1964 đầu 1965 những chiến thắng vang dội của quân giải phóng ở Bình Giã, An Lão, Ba Giai, Phước Long, Đồng Xoài… liên tiếp giáng cho quân ngụy những đoàn chí tử. Khả năng thắng lợi lớn về quân sự đang đến với quân giải phóng miền Nam, điều đó có nghĩa là quân ngụy - xương sống của chiến tranh đặc biệt đang suy sụp dần không thể cứu vãn.
Đô thị cũng không còn là nơi an toàn của chế độ ngụy Sài Gòn, khi những trận đánh của đặc công, biệt động Quân giải phóng liên tiếp gây kinh hoàng cho Mỹ ngụy. Đặc biệt là những cuộc đấu tranh chính trị khổng lồ ở đô thành Sài Gòn trong cao điểm tháng 8/1964. Hàng chục vạn lượt người rầm rộ xuống đường với khẩu hiệu chống “Hiến chương Vũng Tàu”, “Đả đảo đế quốc Mỹ”, “Đả đảo Nguyễn Khánh”… Tất cả đã làm rung chuyển chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Cho đến cuối năm 1964 đầu năm 1965, tình hình chuyển biến nhanh ở chiến trường báo hiệu một khả năng mới vô cùng thuận lợi là: chiến tranh cách mạng Việt nam có thể đánh bại hoàn toàn chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Tuy nhiên Mỹ còn nhiều mưu toan để leo thang chiến tranh. Hoạt động phá hoạt và khiêu khích gây sức ép của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam được bắt đầu từ năm 1961, tăng dần vào các năm tiếp theo, đến năm 1964 trở thành một trọng tâm của kế hoạch chiến tranh.
Từ ngày 30/7 đến ngày 2/8/1964 để có một lý do trực tiếp thuyết phục, Quốc hộ Mỹ cho phép quân đội của họ mở rộng chiến tranh chống nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tổng thống Mỹ Yolhson đã cho lực lượng hạm đội 7 ở Thái Bình Dương gây ra sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”. Ngay sau đó “Nghị quyết vịnh Bắc Bộ” được thông qua, trở thành lời tuyên chiến của chính phủ Mỹ. Giới hiếu chiến Mỹ đã đánh lừa dư luận Mỹ, sau đó ngày 5/8/1964 đã mưu toan đánh trận phủ đầu vào miền Bắc bằng không quâ, gây sức ép buộc các lực lượng cách mạng ở miền Nam phải ngưng lại cuộc tiến công.
Những trận tiến công “Mũi tên xuyên” của không quân Mỹ cuối cùng không thực hiện được mục tiêu đánh phủ đầu; ngườc lại chúng đã gặp nhiều bắt ngờ: 8 máy bay phản lực của Mỹ bị bắn rơi, một phi công Mỹ bị bắt sống. Sau ngày 5/8 lịch sử ấy, Mỹ tiếp tục cho không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, trọng điểm là đường vận tải chiến lược Trường Sơn. Song miền bắc cũng kịp thời ứng phó bằng hai công việc khẩn cấp nhất: chi viện tích cực hơn nữa cho miền Nam và chiến đấu chống không quân, hải quân Mỹ theo khẩu hiệu hành động của Nguyễn Viết Xuân: “Nhằm thằng quân thù mà bắn”.
Mỹ đã đạt tới giới hạn cố gắng nhưng vẫn không lập lại được chiến trường miền Nam như ý muốn. Viện trợ Mỹ cho miền Nam từ năm 1963 đến năm 1964 đã lên tới hơn 100 triệu dollar, trong đó trên 70% là dành cho quân sự; tổng số quân hơn nửa triệu người (gồm 161.000 quân ngụy, 26.200 quân yểm trợ Mỹ) vẫn không làm chủ được chiến trường. Số cuộc càn quét cứ tăng dần nhưng số dân và ấp bình định cứ tụt dần đến mức báo động. Ngụy quyền từ trung ương tới cơ sở đều trở thành “lũ âm binh” không thể kiểm soát được kể từ khi sử dụng chúng để lật đổ gia đình Ngô Đình Diệm…
Để cứu vãn tình hình, nửa đầu năm 1965 Mỹ đã vội vàng đổ quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào miền Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc chuyển sang một bước ngoặc mới.
III. CẢ NƯỚC CÓ CHIẾN TRANH - 10 NĂM “ĐÁNH CHO MỸ CÚT, NGỤY NHÀO” (1965 - 1975)
1. Mỹ leo thang chiến tranh Việt Nam - cả nước kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Có thể hình dung chế độ Ngụy miền Nam đang trên đà lao xuống vực sâu và tan vỡ thì quân đội viễn chinh Mỹ chư hầu đứng vào cản lại. Tháng 2/1965 các chiến dịch của không quân và hải quân Mỹ Plemmynd Dart (Mũi Lao Lửa) và Rolling Thunder (Sấm Rền) đánh phá ồ ạt ra miền bắc Việt Nam. Tháng 3 và 4/1965 những đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên được đưa vào Đà Nẵng. Ngày 17/7/1965 tổng thống Mỹ Johnson ra quyết định chấp nhận yêu cầu tăng quân số theo chiến lược “tìm diệt” của tướng Wesmoreland. Một kế hoạch gồm 3 giai đoạn áp dụng cho miền Nam Việt Nam từ giữa năm 1965 là:
1. Sáu tháng cuối năm 1965 phải ngăn chặn được chiều hướng thua.
2. Sáu tháng đầu năm 1966 phản công giành lại quyền chủ động.
3. Từ nửa cuối năm 1966 trở đi sẽ củng cố bình định kết thúc chiến tranh, rút quân Mỹ về nước.
Đến cuối năm 1965 đạo quân viễn chinh có mặt ở miền Nam là 184.314 lính Mỹ; 20.500 lính Nam Triều Tiên, Úc, Tân Tây Lan. Toàn bộ lực lượng quân sự Mỹ - chư hầu - ngụy Nam Việt Nam được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của cơ quan MACV và do Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương trực tiếp điều hành. Các trận đánh của Mỹ - nguỵ - chư hầu sẽ được chi viện tối đa của hỏa lực Mỹ, kể cả máy bay chiến lược B52. Ngày 18/6/1965 trận rải thảm đầu tiên của máy bay B52 được thực hiện tại Bến Cát. Ngày 27/6/1965 cuộc hành quân hỗn hợp đầu tiên của quân viễn chinh Mỹ với lực lượng ngụy được tổ chức ở Tây Bắc Sài Gòn. Cuối tháng 6/1965, không quân và hải quân Mỹ kết thúc những trận đánh “trả đũa” để bắt đầu đánh rộng ra toàn miền Bắc Việt Nam, kể cả Hà Nội, Hải Phòng.
Cứ mỗi ngày lại tăng thêm một bước mới, cuộc chiến tranh của Mỹ chống Việt Nam từ năm 1965 loang nhanh như một vết dầu và hóa thành biển lửa ngùn ngụt tưởng không gì giập tắt được mặc dù tổng thống Mỹ lúc ấy luôn luôn nói tới “Hòa bình thương lượng” và “Sẽ tìm cách giữ sao cho cuộc chiến tranh không lan rộng”, nhưng cả thế giới đều lo ngại về khả năng ngược lại và băn khoăn cho sức chịu đựng của nhân dân Việt Nam.
Trước tình hình cả nước có chiến tranh, Đảng Lao Động Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 11 (đặc biệt) của BCHTW (khóa 3) ngày 23/2/1965 đã xác định: Cả nước đang có chiến tranh với đế quốc Mỹ…, “Cả nước đều phải tham gia đánh giặc, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn”, “Sự nghiệp vĩ đại của dân tộc ta là giải phóng cả nước và thống nhất tổ quốc đồng thời làm nghĩa quốc tế rất lớn: đánh bại cuộc thí nghiệm có tính chất quốc tế của bọn đế quốc do Mỹ cầm đầu”.
Mặt Trận Giải Phóng trong tuyên bố ngày 22/3/1965 đưa ra lập trường 5 điểm nói rõ Mỹ là kẻ gây chiến, là kẻ thù không đội trời chung của nhân dân Việt Nam, vì thế toàn dân vũ trang quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ và bọn Việt gian bán nước.
Ngày 31/3/1965, phong trào thi đua đặc biệt được phát động mang tên “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Nhân ngày kỷ niệm Hiệp định đình chiến Genève (ngày 20/7/1965) Chủ tịch Hồ CHí Minh kêu gọi: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng… kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn.”
Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân từ Bắc chí Nam chống Mỹ cứu nước với quyết tâm sắt đá: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hợn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
Cả dân tộc bước vào trận chiến đấu vì độc lập tự do, đó là hình ảnh rõ nét nhất về Việt Nam từ năm 1965, ở miền Nam những trận chiến đấu đầu tiên chống xâm lược Mỹ diễn ra khá dồn dập trong 6 tháng cuối năm 1965.
Ngày 26/5/1965, Quân giải phóng miền Nam tập kích diêt gọn 1 đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ tại Núi Thành (Quảng Ngãi).
Ngày 18/8/1965, quân dân miền Nam bẻ gãy cuộc càn và loại khỏi vòng chiến đấu 900 lính thủy đánh bộ Mỹ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Từ ngày 14/11 đến 19/11/1965 trong chiến dịch Plây-me ta đã diệt 1.700 quân Mỹ thuộc lữa đoàn 3 sư đoàn không vận số 1 của chúng.
Trước đó, ngày 18/11/1965, Quân giải phóng miền Đông Nam Bộ tập kích diệt 300 tên Mỹ của Lữ dù 173 tại Đất Cuốc (Biên Hòa); ngày 13/11/1965 trong chiến dịch Bầu Bàng lại có 2.000 lính Mỹ thuộc Lữ đoàn 2 sư đoàn Anh Cả Đỏ bị tiêu diệt…
Khắp các chiến trường ở miền Nam, bước chân quân xâm lược đi đến đâu là ở đó chúng bị đánh đòn phủ đầu và bị tổn hại lớn. Chưa một cuộc chiến tranh nào mà quân đội Mỹ ngay từ những phút nhập cuộc đã phải gửi về nước nhiều bao đựng xác chết như lần này ở Việt Nam. Đối với Quân giải phóng miền Nam, thực tế chiến đấu thắng lợi đã khẳng định rằng ta hoàn toàn có khả năng tiêu diệt những đơn vị tinh nhuệ nhất của viễn chinh Mỹ, tiêu diệt những đơn vị ngày càng lớn của quân chủ lực ngụy. Kinh nghiệm chiến trường như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói: “Cứ đánh Mỹ ta sẽ tìm ra cách đánh thắng Mỹ”, khẩu hiệu hành động cho quân dân ta ở miền Nam lúc này là: “Tìm Mỹ mà diệt”, “Gặp Mỹ là đánh”, “Bám thắt lưng Mỹ mà đánh”… Danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ” cho cá nhân và “Đơn vị anh hùng diệt Mỹ” cho tập thể từ sau ngày 20/11/1965 trở thành mục tiêu phấn đấu trong các trận đánh của quân dân miền Nam.
Trong khi đó ở miền Bắc, lực lượng phòng không nhân dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuy mới được xây dựng nhưng đã chống trả quyết liệt với không quân hiện đại của Mỹ ở Hồ Xá, Cồn Cỏ (Vĩnh Linh), Đồng Hới (Quảng Bình), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)… Tháng 4/1965 mặt trận cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) trở thành trọng điểm của địch trong kế hoạch phá sập hệ thống cầu phà phía Nam Hà Nội trước mùa mưa.
Đến cuối năm 1965, những trận đánh giặc trời và giặc biển ở miền Bắc diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm. Nhưng quân dân miền Bắc có thể chiến đấu chống Mỹ bất cứ lúc nào, bởi không chừa một góc lãnh thổ nào lại không hình thành trận địa. Giặc Mỹ đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân miền Bắc, nhưng chúng không thực hiện được những mục tiêu căn bản là ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam. Năm 1965 chi viện ấy so với năm 1964 tăng 3 lần về lực lượng và tăng 5 lần về vũ khí đạn dược.
Cuộc chiến tranh phá hoại của chúng còn chốc lấy những hậu quả nặng nề, bởi những tổn hại của lực lượng không quân và hải quân Mỹ trên vùng trời và vùng biển miền Bắc. Trong năm 1965 Mỹ sử dụng 55.000 phí xuất đánh ra Bắc, trong đó chúng bị bắn rơi 834 máy bay các loại. Ba ngày 7/2, 8/2 và 11/2/1965 có 22 máy bay bị bắn rơi. Ngày 26/3/1965 có 8 máy bay bị bắn rơi ở Hà Tĩnh và Bạch Long Vĩ. Ngày 3/4/1965 lại thêm 8 chiếc nữa bỏ xác trong trận đánh ở Hàm Rồng. Chỉ 4 phút chiến đấu đầu tiên tại Hàm Rồng, biên đội không quân Trần Hanh đã bắn rơi 2 máy bay Thần Sấm F.105D của Mỹ. Ngày 24/7/1965 Bộ đội tên lửa ra quân lần đầu và bắn rơi 1 máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng. Khắp miền Bắc đâu đâu cũng thấy trận địa và sự sẵn sàng, người ta thi đua nhau “Bắn trúng từ loạt đạn đầu”, “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Bám thắt lưng địch mà đánh”… Cả miền Bắc bước vào chiến tranh tràn đầy niềm tin và hy vọng.
Vào những ngày cuối của năm đầu cả nước đánh Mỹ, từ 21 - 26/12/1965, Đảng Lao Động Việt Nam mở Hội nghị BCHTW lần thứ 12 bàn về tình hình và nhiệm vụ mới, “Nêu cao hơn nữa quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược bất kể trong tình huống nào”.
Vừa khi triển khai song lực lượng và bố trí chiến trường ở miền Nam với tổng quân số cã Mỹ - ngụy - chư hầu là 726.772 quân, Mỹ bắt đầu chiến lược phản công vào mùa khô 1965 - 1966 nhằm “tìm diệt” Quân giải phóng miền Nam tại hai chiến trường trọng điềm là khu V và miền Đông Nam Bộ. Chúng đưa ra kế hoạch 5 mục tiêu để triển khai trên 5 hướng là: Nam Quảng Ngãi, Bắc Bình Định, Nam Phú Yên, Đông Sài Gòn, Tây Bắc Sài Gòn.
Dùng lực lượng lớn phản công trên các hướng chính và cho từng bộ phận hành quân càn quét bình định trên các địa bàn còn lại, Mỹ nguỵ hy vọng chúng sẽ “tìm diệt” Quân giải phóng miền Nam, trả thù cho những đòn bị đánh phủ đầu vừa qua, giành lại quyền chủ động trên chiến trường, giải tỏa áp lực, củng cố bình định, ổn định lại trật tự cho chế độ thực dân mới.
Ngày 8/1/1966 cuộc phản công đã bắt đầu ở miền Đông Nam Bộ với những trận đánh vào Bàu Trai (Hậu Nghĩa), Củ Chi, Bến Cát. Ở khu V, cuộc phản công của địch được bắt đầu bằng trận đánh vào Nam Phú Yên từ 19/1/1966. Trong cả mùa khô 1965 - 1966, chúng đã tiến hành 450 cuộc hành quân, trong đó có 20 cuộc hành quân quy mô lớn. Từ cuối tháng 1/1966 đến tháng 3/1966, chiến sự càng sôi động bởi những hoạt động càn quét của địch có lực lượng đông, đánh dài ngày trên diện rộng nhưng có trọng điểm.
Địch đã dự tính đến sức chống đỡ của quân dân miền Nam nhưng vẫn không ngờ ở Việt Nam lại có kiều chiến tranh “tổng hợp” như chúng đã gặp trong những tháng năm này. Đó là loại dụng binh có cả lực lượng quần chúng đấu tranh trực diện với binh lính và chính quyền ngụy, còn đối phương chủ yếu thì không bao giờ nhìn rõ mặt, trận mạc thì toàn là địa đạo và làng xã chiến đấu.
Thiệt hại đối với chúng cũng bị bất ngờ: chỉ 12 ngày đêm cuối tháng 1/1966 quân dân Củ Chi diệt 17.000 tên địch; chỉ hơn 5 tiếng tập kích ngày 24/2/1966 Quân Giải Phóng Miền Nam đã đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn xe bọc thép, 1 sở chỉ huy lữ đoàn của Mỹ; chỉ 5 ngày đánh nhỏ bắn tỉa, bộ đội địa phương và du kích An Lão diệt 200 tên địch, bắn hỏng 4 máy bay của chúng. Từ 28/1 đến 7/3/1966 quân dân Bình Định đã đập tan cuộc phản công lớn nhất mùa khô 1965 - 1966 của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 quân, bắn rơi và phá hủy 236 máy bay các loại.
Ngày 30/3/1966 đại sứ Cabogd Logd loan báo về Mỹ “Cuộc tấn công đã không làm hao tổn được Việt Cộng, không tìm diệt được một đơn vị chính qui lớn nào của Việt Cộng, không ngăn được du kích phát triển. Mỹ vẫn bị động, quân đội Sài Gòn giảm chất lượng nhanh chóng”. Đến giữa năm 1966, địch phải kết thúc cuộc phản công chiến lược. Có gần 70.000 quân Mỹ - chư hầu bị loại khỏi vòng chiến đấu, trong đó có 30.000 quân viễn ching, đánh thiệt hại 15 tiểu đoàn địch.
Thắng trong hiệp đầu của chiến tranh Cục Bộ (mùa khô 1965 - 1966), quân dân miền Nam càng hiểu rõ địch hơn, biết rõ khả năng chiến đấu của mình hơn, đã tìm được phương thức đánh Mỹ và xác định được quyết tâm thắng Mỹ. Đại hội dũng sĩ diệt Mỹ ở Củ Chi ngày 7/2/1966 đã nêu lên 10 kinh nghiệm của chiến tranh du kích. Quân ủy Trung ương lúc đó cũng kịp thời đề ra 6 phương thức tác chiến chiến lược của chiến tranh nhân dân. Đó là những cơ sở thực tiễn hết sức quý báu để quân dân miền Nam tiếp tục tiến lên giữ vững thế chiến lược tiến công cách mạng.
Tháng 6/1966 lần đầu tiên trong giai đoạn này ta mở chiến dịch ở đường 9 - Bắc Quảng Trị (Mặt trận B5), nhằm buộc địch phải phân tác lực lượng, thực hiện tiêu diệt chiến lược đối với quân cơ động chiến lược của địch bằng lực lượng chủ lực mạnh của ta ở miền Bắc.
Cùng lúc ấy, việc tăng cường lực lượng xây dựng nhanh đội quân chiến đấu cho cách mạng ở miền Nam được chú trọng. Hàng chục vạn thanh niên miền Bắc và từ các vùng giải phóng miền Nam đã gia nhập bộ đội. Số quân chủ lực của ta ở miền Nam đến cuối năm 1966 đã lên tới 230.000 người, gồm 8 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, một số trung đoàn và tiểu đoàn độc lập, tổng số tiểu đoàn cơ động của ta là 98 tiểu đoàn. Một số vũ khí trang bị mới của ta cũng bắt đầu đưa vào chiến trường như ĐKB, A12… Tổ chức chiến trường được củng cố lại như: Thành lập Quân khu Trị Thiên (B4), thành lập Đặc khu quân sự rừng Sát (Đoàn 10)…
Ở miền Bắc năm 1966 địch tiếp tục chiến tranh phá hoại với nhiều thủ đọan mới. Chúng tăng cường khống chế sân bay của ta, dùng máy bay tiêm kích bảo vệ máy bay cường kích khi ném bom, gây nhiễu ra đa và tên lửa, bắn phá từ xa vào bờ biển vào ban đêm… Nhưng theo cách của Quân Giải Phóng Miền Nam “Bám thắt lưng địch mà đánh”, quân dân miền Bắc cũng bám sát bọn giặc trời và giặc biển để tiềm ra cách đánh chúng.
Tháng 6/1966 các “Sư đoàn phòng không cơ động bảo vệ yếu địa” được thành lập để tổ chức chiến đấu theo lối hợp đồng binh chủng. Các cơ quan nghiên cứu trong ngoài quân đội đều tập trung nghiên cứu chiến lược chiến thuật đánh Mỹ. Hàng ngàn tổ đội săn máy bay với hàng triệu tay súng dân quân tự vệ miền Bắc đã đan thành lưới lửa tầm thấp đón đánh địch. Từ tháng 5/1966 đến tháng 12/1966 bình quân mỗi tháng có 86 máy bay Mỹ bỏ xác ở miền Bắc. Tháng 7/1966 và tháng 8/1966 có tới 232 máy bay địch rơi. Ngày 2/12/1966 Mỹ tập trung đánh quy mô lớn nhất ở miền Bắc, cũng là ngày quân dân miền Bắc lập kỷ lục về bắt giặc lái Mỹ với 7 tên trong 1 ngày. Đến cuối năm 1966 miền Bắc đã bắn trúng 1.620 máy bay hiện đại của không lực Hoa Kỳ.
Trong quá trình chiến đấu, việc tổ chức cuộc sống thời chiến cho nhân dân miền Bắc cũng là một thành công không nhỏ. Công tác phòng tránh, sơ tán được triển khai khá sớm. Chỉ một thời gian ngắn, gần 33.000.000 hố cá nhân, 7.000.000 hầm tập thể, hàng chục vạn công sự được đào đắp. Việc bảo vệ Hà Nội - trái tim của cả nước cũng là một trọng điểm, với việc tập trung lực lượng khá lớn để đánh lũ giặc trời, kiên quyết không cho chúng hoành hành khi xâm phạm bầu trời Thủ đô.
Vừa chiến đấu vừa sản xuất, quân dân miền Bắc vừa tích cực chi viện cho miền Nam ruột thịt, điều đó đã trở thành nếp nghĩ và việc làm thường xuyên cho từng con người, từng địa phương. Lúc có báo động máy bay tàu chiến địch đến, cả miền Bắc thành chiến trường. Giữa 2 trận đánh lại thấy miền Bắc dịu dàng, lao động tảo tần, chắt chiu. Phố xá và đường làng cũng như trên các quốc lộ đâu đâu cũng có dòng chữ xếp bằng vỏ bom Mỹ hoặc viết bằng phấn trắng học trò: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Cả miền Bắc đang cùng miền Nam bước vào những năm tháng kháng chiến hào hùng chống Mỹ cứu nước.
Từ cuối năm 1966, Mỹ rất quyết tâm cùng phe hiếu chiến leo thang chiến tranh Việt Nam. Khi có tổng số quân các loại là 889.000 (trong đó có 582.000 chủ lực), Mỹ liền huy động 20 sư đoàn, 10 lữ đoàn, trung đoàn cùng 4.000 máy bay; 2.500 xe tăng, xe bọc thép; 2.540 khẩu pháo; 500 tàu xuồng chiến đấu để mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai tập trung chủ yếu vào chiến trường miền Đông Nam Bộ - nơi mà chúng hy vọng sẽ tìm diệt quân giải phóng và các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến miền Nam ở ngay căn cứ địa cách mạng lớn nhất này.
Từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967, Mỹ - nguỵ - chư hầu đã mở 895 cuộc hành quân càn quét tìm diệt (hơn gấp đôi số cuộc hànhq uân trong mùa khô lần trước), trong đó lớn nhất là các cuộc hành quân Attleboro (từ 14/9 đến 25/11/1966), Cedarsall (từ 8/1 đến 21/1/1967), Junction City (từ 22/2 đến 14/5/1967)… Điển hình là cuộc hành quân Junction City có tới 45.000 quân tham chiến, trong hơn 50 ngày chúng đánh đi đánh lại vào các khu Dương Minh Châu (Bắc tây Ninh) và khu tam giác sắt Củ Chi - Bến Cát - Bến Sỏi.
Khác với lần phản công trước, mùa khô năm 1966 - 1967 Mỹ - ngụy còn coi chương trình bình định cũng là một “gọng kìm” chiến luợc thứ hai phối hợp chặt chẽ với “gọng kìm” tìm diệt. Những chương trình bình định có tên thật hấp dẫn được áp dụng như: “Phát triển cách mạng”, “Tái thiết nông thôn”, “Chiến tranh chống nghèo đói và dốt nát”, “Ấp tân sinh”, “Ấp đời mới”… Đó là thực sự là cuộc chiến giành dân chiếm đất không kém phần quyết liệt. Ở tỉnh Long An mùa khô năm 1966 - 1967, bình quân mỗi người dân trong vùng trọng điểm bình định này phải hứng chị một quả bom Mỹ, trong đó quận Đức Huệ bình quân mỗi người chịu 1 tấn bom, xã Bình Quang của quận này có bình quân là 3 tấn bom/1 đầu người.
Song tất cả những cố gắng tìm diệt và bình định của Mỹ - nguỵ trong mùa khô năm 1966 - 1967 vẫn thất bại ê chề. Mặt trận giải phóng đã tổng kết, trong Đông Xuân năm 1966 - 1967 ta loại khỏi vòng chiến đấu 175.000 tên địch, trong đó có 7.000 quân Mỹ; bắn cháy, bắn hỏng, bắn rơi, bắn chìm, phá hủy 1.800 máy bay, 2.000 xe quân sự các loại, 100 tàu xuồng, 340 khẩu pháo… Chính quyền ngụy Sài Gòn thú nhận chỉ đạt được 13% kế hoạch bình định đề ra. Chính phủ Mỹ thừa nhận được báo cáo đánh giá: “Kết quả bình định có lẽ đã thụt lùi so với cách đây 2 hay 4 năm”. Khi mùa mưa năm 1967 ập đến thì cả đại quân Mỹ - ngụy - chư hầu không ai không nghĩ đến sự ảm đạm của mùa mưa năm 1966 và họ hết sức ngán ngẩm với chiến lược: “tìm diệt” của tướng Wesmoreland, dấu hiệu thất bại và sa lầy của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã rõ ràng.
Suốt mùa mưa năm 1967 quân giải phóng miền Nam tiếp tục mở hàng loạt chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ, khu V, Tây Nguyên…, buộc địch đối phó hết sức lúng túng bị động. Cuối cùng chúng phải hình thành những tuyến phòng ngự chiến lược trên 2 hướng quan trọng nhất là Trị Thiên và Đông Nam Bộ để giữ miền Nam và Sài Gòn được an toàn hơn.
Trong khi ấy chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc dù đã cố gắng hết mức, nhưng vẫn không đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Địch dùng pháo ở bờ Nam sông Bến Hải bắn ra bờ Bắc, mở chiến dịch “Rồng Biển” với 60.000 thủy lôi phong tỏa các cửa sông biển miền Bắc, dùng pháo các hạm đội khống chế vùng ven biển khu IV cũ, sử dụng máy bay B52 rải thảm khu phi quân sự, số lượng máy bay xuất kích đánh phá miền Bắc tăng từ 6.000 lần chiếc/ tháng. Đầu năm 1966 lên 12.000 lần chiếc/ tháng cuối năm 1966; khối lượng bom địch ném xuống miền Bắc năm 1967 tăng gấp 7 lần so với năm 1965, làm cho 25/30 thành phố, thị xã của miền Bắc…
Để bổ sung cho chiến tranh phá hoại, từ đầu năm 1967 Mỹ còn cho triển khai “kế hoạch Dye Mark” thiết lập hàng rào điện tử dọch theo tuyến với chiều dài 35km. Đến cuối năm 1967 đã có 12km “hàng rào điện tử Mc Namara” được hình thành.
Song với cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở cả 2 miền Nam - Bắc vẫn phối hợp nhịp nhàng. Mỹ sử dụng “Chung một biểu đồ” cho chiến tranh cả ở miền Nam lẫn miền Bắc thì miền Bắc và miền Nam cũng chung một mục tiêu chống Mỹ bảo vệ miền Bắc giải phóng miền Nam - miền Bắc gọi thì miền Nam trả lời, miền Nam gọi thì miền Bắc sẵn sàng chia lửa, “Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”. Đã đến lúc chiến tranh nhân dân địa phương cũng đánh được chiến tranh phá hoại. Lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) 2 lần bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường. Nữ dân quân Lệ Thủy (Quảng Bình) dùng pháo bộ binh bắn cháy tàu chiến Mỹ… Ở miền Bắc những năm gian khổ ác liệt ấy, nếp sống thời chiến tranh đã trở thành thói quen, lao động khẩn trương và chiến đấu bình tĩnh. Chiếc mũ rơm đã trở nên duyên dáng trên đầu em học sinh đến trường. Ánh đèn dưới mái nhà hạ thổ không còn tạo cảm giác tù mù nặng nề trong ngày làm việc, học tập như hồi chiến tranh nữa. Chợ Hoàng Hôn và chợ Tảng Sáng vẫn đủ thực phẩm tươi sống. Hệ thống giao thông mạng nhện đêm đêm vẫn ì ầm tiếng xe vận chuyển hàng hóa cho các nhà máy, xí nghiệp, nông trường. Đường mòn Hồ Chí Minh vẫn nối dài luồng hàng và quân đi B theo khẩu hiệu “Giặc phá ta sửa ta đi, mở đường mà tiến”.
Cả miền Bắc hậu phương đâu đâu cũng nêu cao quyết tâm “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”… Báo cáo của CIA ngày 12/5/1967 đã nói rõ ràng rằng chiến tranh phá hoại “Đã không làm giảm khả năng vật chất của đối phương trong việc tiếp tục cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam”. So với năm 1965, số hàng của miền Bắc chi viện cho miền Nam trong 6 tháng cuối năm 1967 tăng gấp 6 lần; quân số đưa vào chiến trường trung bình từ 5.000 - 7.000 người/ tháng, riêng tháng 1/1968 quân số đi B tăng lên 22.000 người.
Khi người Việt Nam đang tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện như thế thì người Mỹ lại bị cuộc chiến của họ ở Việt Nam chia xẻ đất nước. Chi phí cho chiến tranh Việt Nam năm 1967 gấp 1,5 lần cả 3 năm chiến Triều Tiên. Sự tiêu tốn sức người, sức của của một cuộc chiến tranh không thấy tiền đồ thắng lợi đã làm dấy lên làn sóng công phẫn của nhân dân. Cuộc biểu tình ngày 15/4/1967 của hơn 30.000 người làm náo động Washington, mở đầu cuộc chiến tranh ngay trong lòng nước Mỹ.
Nhưng chính quyền Johnson và phái hiếu chiến vẫn hy vọng rằng, chỉ có thắng lợi về quân sự với lực lượng mạnh ở miền Nam mới xoay chuyển được tình hình ấy. Đến cuối năm 1967, đầu năm 1968 quân Mỹ ở chiến trường miền Nam vẫn tăng hơn 500.000 người. Các đơn vị quân viễn chinh Mỹ như sư đoàn dù 101, sư đoàn bộ binh 25, sư đoàn kỵ binh không vận, lữ dù 173… đã tập trung về miền Đông Nam Bộ, chúng đang chuẩn bị cuộc phản công chiến lược lần thứ 3.
2. Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968 - Bước ngoặc thứ hai của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Cùng thời gian này tại miền Nam Việt Nam cũng đang diễn ra quá trình chuẩn bị khác của lực lượng cách mạng nhằm làm cho Mỹ sẽ chịu một thất bại lớn hơn về quân sự đồng thời để tranh thủ thời điểm chính trị của nước Mỹ khi cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.
Đảng ta tại Hội nghị Bộ Chính trị họp (tháng 12/1967), sau đó tại Hội nghị BCHTW lần thứ 14 (tháng 1/1968) chủ trương: Tập trung mở những cuộc tấn công quy mô vào tất cả các đô thị, các căn cứ quân sự, kho tàng và các cơ quan của chế độ ngụy miền Nam buộc Mỹ phải nhượng bộ xuống thang chiến tranh. “Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàng Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khời nghĩa để giành thắng lợi quyết định”.
Ở miền Nam đến đầu năm 1968 quân giải phóng miền Nam đã có 7 sư đoàn, 15 trung đoàn, 50 tiểu đoàn độc lập; lực lượng vũ trang địa phương cũng có 55 tiểu đoàn, 17 đại đội, 144 trung đội độc lập; dân quân du kích có 300.000 người. Toàn bộ lực lượng ấy vừa bẻ gãy hai cuộc phản công chiến lược mủa khô của liên quânMỹ - ngụy - chư hầu, hiện đã có sẵn thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc và đang đứng chân ở các vị trí chiến lược quan trọng, hừng hực khí thế chiến thắng. Thực lực và khả năng ấy là cơ sở của thế chiến lược tiến công cách mạng trong cuộc tổng công kích sắp tới.
Mặt khác, sau 9 năm tiến hành con đường cách mạng bạo lực, chiến tranh cách mạng miền Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế cả về thực lực lẫn về phương thức và kỹ chiến thuật chiến tranh. Khi đạo quân địch còn hơn 1 triệu người gồn 486.000 binh lính Mỹ, 650.000 binh lính ngụy, 57.800 các nước chư hầu, hệ thống thiết bị chiến trường của chúng còn gần như nguyên vẹn, việc tiến công trên quy mô lớn nhất, nhằm vào chổ địch mạnh nhất đòi hỏi ta phải có sự tính toán có thời gian, không thể vội vàng. Mặc dù trong chỉ đạo, Đảng đã đề ra 3 dự kiến phát triển của tình hình nhưng mọi sự chuẩn bị lâu dài và trực tiếp cho trận đánh này rõ ràng còn chưa đầy đủ.
Đêm 20/1/1968 tiếng súng tấn công của quân giải phóng đã nổ đều trên toàn tuyến đường 9 - Khe Sanh (Quảng Trị). Quân Mỹ ở căn cứ Tà Cơn bỗng nhiên bị rơi vào thế giống như quân Pháp ở Điện Biên Phủ hồi năm 1954, thật là kinh hoàng và ác liệt. Tuy vậy đó chỉ là trận nghi binh rất thành công để giữ yếu tố bất ngờ cho hướng trọng điểm.
Đêm 30 rạng 31/1/1968 cuộc tổng tấn công của quân giải phóng đã nổ ra trên khắp miền Nam, trọng điểm là các đô thị, trong đó Sài Gòn là mục tiêu quan trọng nhất. Tại đây, cuộc tiến công đồng loạt của cuộc vũ trang cách mạng ngay từ phút đầu đã gây cho địch nhiều bất ngờ. Đặc công và biệt động, bộ binh và các lực lượng vũ trang địa phương đã đánh trúng vào tất cả các căn cứ quân sự, sân bay, kho tàng, trạm thông tin, đài phát thanh, các cơ quan đầu não của chế độ ngụy miền Nam, thậm chí chiến sự xảy ra ngay trong Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Cờ Mặt Trận Giải Phóng tung bay ở nhiều nơi trong thành phố cùng lúc đó các thành phố, tỉnh lỵ, quận lỵ, các khu vực có Mỹ - ngụy chiếm đóng đều bị tấn công. Chiến tranh cách mạng thực sự tràn ngập vào các sào huyệt của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam.
Sau đợt tấn công đầu tiên trong ngày Tết Nguyên Đán, các đợt tấn công tháng 5/1968 và tháng 9/1968 không đạt được mục tiêu đã đề ra nhưng nó vẫn làm cho Mỹ - ngụy - chư hầu không thể chủ động đối phó với tình hình và chúng tiếp tục bị tổn thất sinh lực. Trong cuộc tổng tấn công này, ta cũng bị tổn thất với 111.306 cán bộ chiến sỹ hy sinh và bị thương.
Cuộc tổng tấn công Mậu Thân năm 1968 đã làm Mỹ choáng váng. Ngày 1/3/1968 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Manara, một trong các kiến trúc sư của chiến lược chiến tranh Việt Nam thời kỳ này đã phải từ chức vì không tìm thấy lối ra cho cuộc chiến. Ngày 22/3/1968 tướng Westmoreland bị cách chức và triệu hồi về nước. Ngày 25/3/1968 Mỹ đã triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia xem xét lại toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam theo đó hàng loạt quyết định xuống thang chiến tranh đã nhanh chóng được triển khai như:
* Tăng cường quân ngụy về quân số và vũ khí, nâng cao hiệu lực chiến đấu của chúng, bảo đảm ngăn chặn và đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương.
* Ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra.
* Tăng cường 13.500 quân Mỹ vào miền Nam. Gọi 48.500 quân trù bị Mỹ.
* Bỏ chiến lược quân sự “Tìm và diệt” thay bằng chiến lược “Quét và giữ”. Từng bước thực hiện “Phi Mỹ hóa chiến tranh”, giảm dần sự dính líu trên bộ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Ngày 31/3/1968 Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố trên truyền hình toàn Liên bang những quyết định quan trọng bậc nhất của nước Mỹ và của vai trò tổng thống của ông. Đó là những vấn đề về việc ngừng ném bom ở miền Bắc Việt Nam sẽ cử đại biểu đi tìm kiến hòa bình thương lượng với Hà Nội, Mỹ chuyển sang thực hiện: “Phi Mỹ hóa chiến tranh”, quân Sài Gòn sẽ thay quân Mỹ trên toàn chiến trường, sẽ không ra ứng cử tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Nhưng đòn đánh bất ngờ dịp Tết Mậu Thân làm cho quân số địch thương vong quá lớn, thiệt hại vật chất, vật tư chiến tranh rất nặng nề. Chỉ mấy tháng đầu năm 1968 có 150.000 quân bị loại khỏi vòng chiến đấu, 34% dự trữ chiến tranh bị phá hủy. Địch thú nhận trong 6 tháng đầu năm 1968 có 101.400 binh lính chết; bị thương hay mất tích, trong đó có 50.387 lính Mỹ. Tính đến cuối năm 1968 ta loại khỏi vòng chiến đấu 630.000 tên địch, phá hỏng 13.000 xe quân sự, 1.000 tàu xuồng chiến đấu; 700 kho đạn; 100 khẩu pháo các loại; diệt và bức hàng, bức rút 15.000 đồn bót, chi khu.
Như vậy, đối chiếu những quyết định của tổng thống Johnson tháng 3/1968 với những quyết định của ông tháng 3/1965, thì cơ bản là ý chí xâm lược của Mỹ đã bị lung lay, đường lối chiến lược chiến tranh một lần nữa bị đảo lộn, chiến tranh cục bộ đến đây đã kết thúc thất bại.


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam :: Hình ảnh :: Giao lưu _kết bạn-
Skin rip and fix by dothinh-11b6
Copyright © NguyenDucPN.Tk 2009 - 2010
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Empty  Free forums | © phpBB | Free forum support | Statistics | Liên hệ | Report an abuse   LICH SU VIET NAM 1954-1975 (phan2) Empty

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất