Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam Mái nhà tình bạn |
| | Bài gửi | Thời gian | Người gửi | |
|
|
| | |
| | Thu Feb 24, 2011 12:36 pm | | [Thành viên] - haitd Cấp: MEMBER | Tổng số bài gửi : 39 Join date : 21/02/2011 Age : 33 Đến từ : tam ky
|
| | Tiêu đề: 1930_1945(phan2) | |
| | | | | | Nguồn : Http://www.nguyenduc.sos4um.com/t47-topic
Tiêu Đề : 1930_1945(phan2)
http://nguyenducpn.tk - Kết Nối Cộng Đồng Nguyễn Dục Online -------------------------------------------------- 3. Đấu tranh cho dân sinh dân chủ những năm 1932 - 1935 Những năm sau khi các Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dìm trong biển máu, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn do bị tổn thất nhiều cả về lực lượng, tổ chức, phương thức hoạt động cũng không còn thích hợp nữa. Thực dân Pháp triệt để thi hành chính sách khủng bố trắng đối với tất cả những người yêu nước. Hai năm 1930 - 1931 ở Bắc Kỳ có 21 phiên tòa Đại hình xử 1.094 vụ án chính trị. Những năm 1930 - 1933 Hội đồng Đề hình Bắc Kỳ và Toàn án Nam Kỳ kết án 6.902 vụ án chính trị. Chính quyền thuộc địa Đông Dương từ 1930 - 1933 đã bắt giam 246.532 người chủ yếu là các cán bộ, đảng viên Cộng sản. Những cơ sở Đảng và quần chúng tích cực. Các nhà tù Hỏa Lò, Khám Lớn, Kon Tum, Côn Đảo, Lao Bảo, Sơn La… có rất đông các chính trị phạm là những người yêu nước và cách mạng. Mặt khác trong những năm 1931 - 1935 địch cũng buộc phải có những cải cách dân chủ dù rất hạn chế, để củng cố nền thống trị của chúng ở Đông Dương. Tháng 6/1931 Ủy ban điều tra Đông Dương được thành lập để xem xét lại toàn bộ chính sách cai trị của Pháp ở thuộc địa này. Cuối năm 1931 Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp là Paul Reinaud trực tiếp sang Đông Dương xem xét tình hình quyết định chính sách. Từ năm 1932 hàng loạt các cải cách lừa bịp của chúng được triển khai như: cải tổ giáo dục sơ học, cải tổ tư pháp bản xứ, đưa Bảo Đại về nước lập nội các Nam Triều mới, củng cố các Viện Dân Biểu và Hội Đồng Quản Hạt, đưa Bùi Quang Chiêu vào Thượng Hội Đồng Tthuộc Địa ở Pháp, nâng ngạch lương công chức Pháp cho công chức bản xứ, cho tư bản bản xứ tham gia đấu thầu và hưởng “quy chế lao động”, cấp học bổng cho người bản xứ, khuyến khích phát triển tôn giáo, xuất bản các sách báo lãng mạng, sách thần tiên, sách bói toán… Bằng những biện pháp đó thực dân Pháp đã tranh thủ lôi kéo được một số người trong tầng lớp tiểu tư sản và tầng lớp thượng lưu; nhiều người hy vọng vào cái gọi là: “cải cách” của chính quyền thực dân. Nhưng đại đa số là những người tranh thủ những điều kiện thuận lợi để thực hiện nguyện vọng học tập vươn lên của mình hoặc tranh thủ làm ăn kiếm sống và vẫn không quên thân phận một người dân mất nước. Trong hoàn cảnh có những thay đổi như vậy, xã hội thuộc địa xuất hiện những xu hướng mới trên các lĩnh vực văn hóa văn nghệ và tư tưởng. Trào lưu Thơ Mới, văn học lãng mạng với Tự Lực Văn Đoàn,văn học hiện thực phê phán, đó là những dòng văn học ra đời và tồn tại song song những năm 1932 - 1935. Đó là những tiếng nói mới của các bộ phận dân cư trước hiện tình đất nước, là sự chán ghét chế độ thuộc địa với những cách thức khác nhau của đội ngũ trí thức tiểu tư sản. Cuộc đấu tranh giữa Triết học duy vật và Triết học duy tâm, thông qua cuộc tranh luận tiêu biểu giữa Hải Triều và Phan Khôi những năm 1933 - 1934 lại là những xung đột về thế giới quan và nhân sinh quan trong xã hội. Đầu năm 1935 trên báo chí công khai ở thuộc địa, quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh và quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật đã luận chiến với nhau. Chính các cuộc đấu tranh giữa những xu hướng khác nhau trên những lĩnh vực văn hóa tư tưởng trên đây đã góp phần đắc lực vào sự phân hóa xã hội về tư tưởng chính trị. Một bộ phận khá đông những người tư sản, tiểu tư sản trí thức sau đó đã đứng về phái nhân dân lao động, đấu tranh cho quyền lợi dân tộc Việt Nam. Đội ngũ những người yêu nước và cách mạng dưới ngọn cờ cách mạng vô sản ngày một đông. Trong lúc đó, những bộ phận cơ sở Đảng còn lại cũng kiên trì đấu tranh bảo vệ và xây dựng củng cố lực lượng, gây dựng tổ chức, phát triển phong trào của mình. Các xứ ủy lâm thời sau nhiều nỗ lực đã được gây dựng lại ở Bắc Kỳ (1932), ở Nam Kỳ (1933), ở Trung Kỳ (1934), các cơ sở Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng được xây dựng ở Campuchia và Lào năm 1934. Tháng 3/1935, được sự giúp đỡ của Quốc Tế Cộng Sản, những người cộng sản Đông Dương đã tiến hành cuộc Đại hội Đảng ở Ma Cao, bầu ra Ban Chấp Hành Trung Ương mới gồm 13 thành viên do đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư. Nghị quyết chính trị của Đại hội Đại biểu lần thứ nhất ngày 27 - 31/3/1935 của Đảng Cộng Sản Đông Dương vạch rõ “Thâu phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng kịp thời”. Như vậy về cơ bản, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã được phục hồi về tổ chức. Trước đó, từ năm 1932 cùng với nhu cầu dân chủ ngày càng tăng lên trong xã hội, các hội quần chúng công khai ra đời như hội Tương Tế, hội Cấy, hội Gặt, hội Thể Thao; các nghiệp đoàn cũng hình thành. Đấu tranh công khai, hợp pháp đòi dân sinh, dân chủ trong các tầng lớp nhân dân từ đó cũng dần dần phát triển. Khi hệ thống Đảng Cộng Sản Đông Dương được phục hồi thì phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng công nông cũng được dấy lên mạnh mẽ dưới những hình thức ôn hòa như mít - tinh, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị. Đến năm 1935, bằng sự phục hồi của Đảng Cộng Sản Đông Dương và các lực lượng yêu nước, phong trào dân tộc lại sẵn sàng bước vào một thời kỳ đấu tranh mới. Có thể nói những năm đầu tiên trên con đường Cách mạng vô sản, phong trào dân tộc sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, phát triển đã có những yếu tố căn bản được kiểm nghiệm trong thực tế để khẳng định có thể đảm bảo đưa phong trào đến thắng lợi cuối cùng. II. CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ 1936 - 1939 Những năm 1930 - 1936 chủ nghĩa phát xít đã phát triển thành một trào lưu chính trị và thắng thế ở nhiều nước trên thế giới. Đảng phát xít Ý ra đời năm 1920, đến năm 1922 giành được chính quyền ở Roma. Đảng Quốc xã Đức ra đời năm 1919, đến năm 1933 trở thành Đảng cầm quyền. Ở Nhật, sau cuộc đảo chính bất thành của phái “Sĩ Quan Trẻ”, chính quyền quân phiệt từ năm 1936 chuyển sang phát xít hóa… Chủ nghĩa phát xít, như Quốc Tế Cộng Sản đã khái quát: “Chính là sự tấn công tàn bạo nhất của tư bản chống lại quần chúng lao động”, “Chính là chủ nghĩa Xô Vanh đến cực điểm và là chiến tranh xâm lược”, “là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, Xô Vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính”. Trên cơ sở nhận thực đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản họp tại Matxcơva tháng 7/1935, chủ trương thành lập Mặt Trận Nhân Dân rộng rãi trên toàn thế giới để chống chủ nghĩa phát xít, chống nguy cơ chiến tranh. Trong xu thế chung của thế giới chống phát xít, tháng 1/1936, Mặt Trận Bình Dân Pháp đã ra đời, mặt trận tập hợp nhiều tổ chức Đảng phái chống phát xít Pháp, trong đó đông đảo nhất là Đảng Xã Hội, Đảng Cấp Tiến, Đảng Cộng Sản, Tổng Liên đoàn Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Thống Nhất. Trong cuộc bầu cử tháng 4/1936, bọn phát xít Pháp hoàn toàn thất bại, lực lượng Dân chủ hoàn toàn thắng thế, chính phủ Mặt Trận Bình Dân được thành lập. Sau đó chính phủ này buộc phải thi hành cương lĩnh dân chủ chống phát xít của Mặt Trận Bình Dân. Đối với các thuộc địa, Mặt Trận Bình Dân chủ trương mở các cuộc điều tra tình hình và thu thập dân nguyện, ban hành các quyền tự do dân chủ, tự do nghiệp đoàn, cải thiện đời sống giới lao động, toàn xá chính trị phạm… 1. Phong trào Đông Dương Đại hội 1936 Ở Đông Dương từ năm 1935 trở đi, áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế đã phục hồi rất chậm. Các công ty độc quyền của tư bản Pháp ra sức bành trướng thế lực, làm phá sản hàng loạt các chủ tư bản nhỏ người Pháp và người Việt. Chính quyền thuộc địa còn cho tăng thêm thuế thân ở Bắc Kỳ, đặt thêm thuế lợi tức ở Nam Kỳ, các thành thị có thêm thuế cư trú.. Tuy vậy do chính phủ ở chính quốc đã ngả theo xu hường cánh tả nên chính phủ thuộc địa không thể thi hành chính sách khủng bố trắng tàn bạo như trước được nữa. Các tầng lớp nhân dân và cả một số bộ phận thượng lưu đều mong muốn có những thay đổi cần thiết trong đời sống kinh tế - xã hội. Nhất là khi nghe tin chính phủ Pháp sẽ cử ban điều tra của Nghị viện Pháp sang Đông Dương, nhiều người ở thuộc địa tỏ ý trông chờ hi vọng những cải cách đân chủ. Trước sự chuyển biến chung của tình hình, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã gửi thư ngỏ cho các tổ chức và nhóm cách mạng ở Đông Dương (4/1936) và thư công khai cho các đồng chí toàn Đảng (6/1936). Cùng lúc đó, Nguyễn Văn Tạo, một đảng viên hoạt động công khai viết cuốn “Mặt Trận Bình Dân Pháp và nguyện vọng của quần chúng Đông Dương”. Ngày 26/7/1936 Hội nghị Thượng Hải của Ban Chấp Hành Trung Ương. Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ trương thành lập “Mặt Trận Nhân Dân Phản Đế Đông Dương” để chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình. Ngày 29/7/1936 (và sau đó ngày 5/8/1936) nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh qua tờ báo La Lutte đã kêu gọi “Tiến tới một Đại hội Đông Dương”, “Hãy bắt tay vào Đại hội Đông Dương” để thảo bản dân nguyện của toàn thể nhân dân Đông Dương. Từ những chỉ đạo và nắm bắt sáng kiến ấy, phong trào Đại hội Đông Dương đã bùng nổ, mở đầu một cao trào đấu tranh dân chủ mới ở Việt Nam. Tại Nam Kỳ ngày 13/8/1936 Ủy ban trù bị Đại hội Đông Dương đầu tiên ra đời ở Hội quán báo Việt Nam (số 78 phố La Grandier, nay đường Lý Tự Trọng) gồm 19 người (có 3 đại biểu Cộng sản). Sau đó các Ủy ban hành động được hình thành khắp nơi cả thành phố, thị xã lẫn nông thôn. Đến tháng 9/1936, Nam Kỳ đã có hơn 600 Ủy ban hành động. Đông nhất là ở các thành thị như Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hòa (riêng Sài Gòn - Chợ Lớn có 31 Ủy bn hành động). Các nhà máy xí nghiệp trường học cũng có Ủy ban hành động, có một phần ba số xã vùng nông thôn lập Ủy ban hành động. Các Ủy ban hành động tổ chức hội họp, mít - tinh sôi nổi, truyền đơn, báo chí cũng cổ vũ vận động cho các Ủy ban hành động hoạt động công khai. Gần một nửa trong số 600 Ủy ban hành động có trụ sở với những Ủy viên thường trực là những cán bộ cách mạng hay những người yêu nước. Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ tháng 9/1936 các Ủy ban lâm thời Đại hội Đông Dương cũng được ra đời ở Hà nội và Huế, sau đó các Ủy ban hành động hình thành ở các tỉnh xung quanh trong các nhà in, xưởng máy, trong các giới tiểu thương, phụ nữ, nông thôn… đâu đâu cũng nói đến dân nguyện, các cơ sở Ủy ban hành động lần lượt ra đời. Phong trào quần chúng dân lên mạnh mẽ, ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày một lan rộng. Thực dân Pháp từ chỗ đối phó thận trọng đến chỗ dung túng cho bọn phản động thuộc địa công khai đàn áp phong trào đồng thời tìm cách lôi kéo, chia rẽ phong trào, xoa dịu quần chúng. Ngày 15/9/1936 Pháp ra lệnh giải tán các Ủy ban hành động ở Nam Kỳ, ngày 19/9/1936 Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp là Mutter cho phép bọn thực dân ở Đông Dương dùng biện pháp thích đáng để dập tắt phong trào Đại hội Đông Dương. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chính quyền thực dân cũng đã ra lệnh giải tán các Ủy ban hành động ngay khi phong trào vừa phát động. Tuy nhiên với những hoạt động thu thập dân nguyện và tình hình thực tế tại Đông Dương, chính phủ Pháp buộc phải cho ban hành tại thuộc địa một số quyền tự do dân chủ hạn chế. Ngày 11/10/1936, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định về quyền lợi của lao động Đông Dương như chế độ nghỉ Chủ Nhật, chế độ nghỉ phép năm, chế độ ngày làm 8 giờ… Tháng 12/1936 một số chế độ lao động khác được ban hành như học nghề, tiền lương, nghỉ đẻ, cúp phạt để xoa dịu phong trào, chính quyền thực dân còn đồng thời cho ân xá một số chính trị phạm. Năm 1936 có khoảng 1.000 người và đến tháng 10/1937 đã có 1.532 người được ra khỏi các nhà tù đế quốc trở về với phong trào quần chúng. Đầu năm 1937 Quốc hội Pháp phải cử đại diện là Godart sang Đông Dương để thu thập tình hình. Phong trào Đại hội Đông Dương sau đỉnh cao tháng 9/1936 đi vào kết thúc, nhưng được tin có đại diện chính phủ Pháp sang Đông Dương. Phong trào quần chúng lại bùng lên với danh nghĩa đón Godart. Suốt trong tháng 1 và đầu tháng 2/1937 hàng chục vạn người ở khắp Bắc - Trung - Nam đã mít - tinh, biểu tình đón người đại diện nhà nước Pháp đến thuộc địa. Quần chúng mang theo bản “dân nguyện” đòi dân sinh dân chủ, trao cho Godart trên khắp nẻo đường kinh lý ở Đông Dương. Đối với thực dân Pháp ở Đông Dương, phong trào đón Godart rõ ràng là một phong trào công khai của quần chúng lao động chống chế độ phản động thuộc địa của chúng, trong đó người tổ chức và lãnh đạo không ai khác là Đảng Cộng Sản Đông Dương. 2. Mặt Ttrận Dân Chủ Đông Dương và sự phát triển của cao trào đấu tranh dân chủ những năm trước chiến tranh Từ năm 1937, theo chủ trương của Đảng Cộng Sản Đông Dương tận dụng các khả năng công khai hợp pháp, Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương và các tổ chức đoàn thể quần chúng của mặt trận như Đoàn Thanh Niên Dân Chủ, Hội Cứu Tế Bình Dân, Công Hội, Nông Hội ra đời. Ở các thành thị và nông thôn lại rất phát triển hội quần chúng như Ái Hữu, Tương Tế, Thể Thao, Âm Nhạc, Kịch, Du Lịch, Chèo, Hội Cấy, Hội Gặt… Để tập hợp các lực lượng khác, Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương thông qua các nhóm cộng sản công khai (nhóm Tin Tức, Ngày Nay ở Bắc Kỳ, Dân Chúng ở Nam Kỳ, một bộ phận trong viện dân biểu ở Trung Kỳ) đã liên minh với các chi nhánh Đảng Xã Hội Pháp, Đảng Lập Hiến, Viện Dân Biểu, lập tổ chức cơ sở của mặt trận. Với việc tổ chức tập hợp nhiều thành phần xã hội, Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương sẽ có vai trò mới trong cuộc đấu tranh, nhất là trong đấu tranh nghị trường. Những cuộc bầu cử Viện Dân Biểu Trung Kỳ, Viện Dân Biểu Bắc Kỳ, Hội Đồng thành phố Hà Nội, Đại Hội đồng kinh tế - tài chính Đông Dương trong 2 năm 1937 - 1938 đã lần đầu tiên gây sự chú ý lớn trong các tầng lớp dân chúng hữu quan, bởi sự tham gia của Mặt Trận Dân Chủ. Chương trình hành động và danh sách ứng cử của Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương đã gây lòng tin và giành thắng lợi cao trong các cuộc bầu cử thời gian này. Cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Hà Nội đã có 15 người của Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương trúng cửa, trong đó cựu chính trị phạm Khuất Duy Tiến là người được nhiều phiếu nhất. Những hoạt động đấu tranh công khai hợp pháp của quần chúng ngày một sôi nổi với những hình thức phong phú như mít - tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng, bãi công… Ngày 1/5/1938 tại Hà Nội đã có cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất vớ 250.000 người trong khu vực nhà Đấu Xảo để kỷ niệm ngày Quốc Tế Lao Động. Các thành phố cũng thường xuyên nổ ra bãi công, bãi thị, bãi khóa… Nửa cuối năm 1936 có 361 cuộc đấu tranh công khai của quần chúng lao động, năm 1937 lại có gần 400 cuộc đấu tranh của công nhân và hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân, năm 1938 có 135 cuộc bãi công của công nhân và 125 cuộc đấu tranh của nông dân… Như vậy, trong khuôn khổ xã hội thuộc địa, những hoạt động công khai hợp pháp của Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương mà người lĩnh xướng là Đảng Cộng Sản Đông Dương đã đem đến cho phong trào dân tộc một sinh khí mới để phát triển, một sự chuyển biến mới trong cách thức và nội dung đấu tranh, một sự bổ sung mới vào lực lượng tiến hành vào địa bàn diễn tiến. Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương do Đảng Cộng Sản đề xướng và làm nòng cốt, đã có công lớn trong việc phát động cao trào Dân Chủ ở Đông Dương. Mặt khác, trong cao trào Dân Chủ những năm 1936 - 1939, đời sống tư tưởng văn hóa của dân tộc cũng có nhiều thay đổi, phản ánh sự chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội thuộc địa những năm trước chiến tranh. Về tư tưởng, cuộc đấu tranh cho những quan điểm duy vật và tư tưởng yêu nước - cách mạng, vẫn được duy trì đẩy mạnh theo đà phát triển của những năm 1933 - 1935. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh của bọn T’rốt - kít vào chủ nghĩa Trotxky, Nguyển Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương đã sớm vạch mặt những kẻ giả danh cách mạng, bọn này thường hô hào quần chúng “đẩy mạnh cách mạng” nhưng thực tế là để chống lại cách mạng. Phong trào báo chí công khai rầm rộ ở cả Bắc lẫn Nam suốt mấy năm 1936 - 1939. Bắc Kỳ có Notre Voix, Le Travail, En Vant, Tin Tức, Thời Thế, Đời Nay, Bạn Dân; Trung Kỳ có Nhành Lúa, Kinh Tế Tân Văn, Dân, Sông Hương Tục Bản; Nam Kỳ có L’Avantgarde, Le People, Dân Chúng, Lao Động… Đó là những tờ báo cách mạng, như bản cương lĩnh của “Notre - Voix” đã tuyên bố: “Là tiếng nói của những người mong muốn hòa bình, muốn được tự do và hạnh phúc hơn, của những người quyết tâm đấu tranh cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, đấu tranh chống lại các lực lượng bảo thủ và áp bức xã hội, và chống lại những kẻ gây chiến, chủ nghĩa phát xít trong nước và trên quốc tế”. Chính từ mục tiên dân chủ hòa bình tự do ấy, bằng cuộc đấu tranh của những người làm báo (qua các hội nghị báo chí ở Trung Kỳ ngày 27/3/1937, ở Bắc Kỳ ngày 24/4/1937), ngày 30/8/1938 chính phủ Pháp buộc phải ban hành Luật Tự do báo chí (mặc dù chỉ trong địa phận Nam Kỳ mà thôi). Văn hóa văn nghệ là lĩnh vực có nhiều nét phát triển mới, thể hiện rõ nhất những đổi thay trong đời sống tinh thần của đời sống xã hội. Sách chính trị lần đầu tiên được công khai xuất bản. Cuốn “Vấn Đề Dân Cày” của Qua Ninh và Vân Đình (1937), “Chủ nghĩa Mác” của Hải Triều (1938) và các sách giới thiệu về Liên Xô, Trung Quốc, về Mặt Trận Bình Dân Pháp… nhanh chóng đến với mọi người yêu nước và cách mạng. Thơ Tố Hữu từ năm 1938 đã chinh phục quần chúng yêu nước và đánh dấu sự xuất hiện nền thơ ca cách mạng trong cuộc đấu tranh dân chủ công khai. Trong lúc đó dòng văn học Hiện thực phê phán cũng bước vào thời kỳ sinh sôi nảy nở lấn lướt cả dòng văn học lãng mạng đang đi vào phân hóa. Các tác phẩm Tắt Đèn, Việc Làng (Ngô Tất Tố), Bỉ Vỏ (Nguyên Hồng), Bước Đường Cùng (Nguyễn Công Hoan), Số Đỏ (Vũ Trọng Phụng), Lầm Than (Lang Khai)… trở thành món ăn tinh thần mới của nhiều tầng lớp xã hội. Sân khấu và Lý luận phê bình văn học cũng kịp thời xuất hiện để không bỏ lỡ chuyến tàu dân chủ công khai. Các vở diễn Kim Tiền (Vi Huyền Đắc), Đời Cô Lựu (Trần Hữu Trang) tập trung phản ánh hiện thực, xã hội. Để chống văn hóa ngu dân, phong trào truyền bá chứ quốc ngữ được phát động rộng rãi, nhất là trong các tầng lớp nhân dân lao động. Mở đầu là việc thành lập Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ của cụ Nguyễn Văn Tố. Sau đó là các nơi mở lớp chữ Quốc ngữ, chống thất học và giúp cho quần chúng hiểu biết nhận thức thời cuộc. Đến cuối năm 1938, khi cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh của chủ nghĩa phát xít càng ráo riết, thì những thuận lợi cho các hoạt động đấu tranh dân chủ hòa bình ngày một ít dần đi. Ở Đông Dương bọn phản động thuộc địa từ cuối năm 1938 đầu năm 1939 bắt đầu ngăn cản và cấm đoàn những hoạt động dân chủ công khai của quần chúng. Tháng 8/1939 sắc lệnh kiểm duyệt báo chí được thực hiện. Tiếp theo là những hoạt động có liên quan đến Đảng Cộng Sản Đông Dương đều bị theo dõi gắt gao. Về phần mình, Đảng Cộng Sản Đông Dương trong “Thông báo tháng 3/1939” đã kêu gọi chống khủng bố. Từ đó Đảng kịp thời rút vào bí mật trước khi địch ra tay khủng bố truy lùng bắt bớ. Cho đến khi Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ (9/1939) phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã bị chấm dứt hơn 3 năm phát triển. Cao trào đấu tranh dân chủ công khai những năm1936 - 1939 là một cao trào của quần chúng hiếm có ở xứ thuộc địa. Với cao trào này, lực lượng đấu tranh của dân tộc được hình thành từ thời kỳ 1930 - 1931, gây dựng hồi phục lại những năm 1932 - 1935 nay được củng cố bổ sung thành một đạo quân hùng hậu hàng triệu người ở cả nông thôn và thành thị với nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau. Tận dụng mọi khả năng điều kiện thế giới, và trình hình trong nước những năm trước chiến tranh để đưa cả dân tộc và một cuộc vận động cách mạng, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, sôi nổi. Đó là thành công lớn, bài học quý báu từ thực tến đấu tranh những năm 1936 - 1939 là hành trang của Đảng Cộng Sản Đông Dương và tất cả những người yêu nước Việt Nam đem theo trong quá trình đấu tranh cho tự do độc lập. III. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN 1. Tình hình đất nước trong những năm Chiến tranh Thế giới II Chiến tranh thế giới lần thứ haibùng nổ đã chấm dứt cao trào đấu tranh của dân chủ bảo vệ hòa bình. Từ đây thế giới tiến bộ và cách mạng lại bắt đầu thời kỳ mới, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, mở rộng trận địa cách mạng. Từ châu Âu, chiến tranh lan nhanh sang các châu lục khác. Phát xít Đức - Ý - Nhật sau khi điên cuồng tấn công các nước tư bản khác và hệ thống thuộc địa, chúng đã quay sang tấn công Liên Xô. Một liên minh thế giới lập tức được hình thành gồm Liên Xô - Anh - Pháp - Mỹ và các nước thuộc địa phụ thuộc, tất cả đã phối hợp chống chủ nghĩa phát xít, tạo điều kiện cho nhiều quốc gia dân tộc đứng lên giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do. Nước Pháp nhảy vào vòng chiến làm thay đổi toàn bộ chính sách của họ ở cả chính quốc lẫn thuộc địa. Ngày 25/9/1939 chính phủ Daladir ra lệnh giải tán Đảng Cộng Sản, bắt bớ khủng bố các lực lượng dân chủ tiến bộ, Mặt Trận Bình Dân Pháp hoàn toàn tan vỡ. Ở Đông Dương toàn quyền Catroux ra nghị định cấm mọi hoạt động tuyên truyền cộng sản, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn, giải tán Mặt Trận Dân Chủ, hàng ngàn người yêu nước bị bắt bớ, giam cầm ở trong nước hay bị đày đi biệt xứ. Thống kê của chính phủ Pháp cuối năm 1939, đầu năm 1940, Trung Kỳ và Bắc Kỳ có 43 án tử hình, 153 án chung thân, 2.587 án khổ sai, Nam Kỳ có 800 cán bộ đảng viên bị bắt giam, Thừa Thiên Huế có 65/76 đảng viên bị sa lưới… Cũng như cuộc chiến tranh lần trước, Đông Dương cung cấp sức người sức của cho chính quốc ngày một nhiều, lần này ngay từ những ngày đầu chiến tranh, Pháp đã ráo riết bắt lính, lập thêm sân bay và trại lính, củng cố các quân cảng, huấn luyện quân trù bị, chuyển một số nhà máy sang phục vụ chiến tranh. Toàn quyền Catroux tuyên bố tháng 11/1939 rằng “Đông Dương phải để cho nước Pháp sử dụng nguồn nhân lực của mình… dù có tham gia trực tiếp hay không vào cuộc chiến, Đông Dương cũng không được tự do có phương hướng riêng của nền kinh tế và tài chính của mình mà phải quy tụ nó vào nhũng mục đích có mẫu quốc chỉ định. Đông Dương phải… vì lợi ích của mẫu quốc, cung cấp những sản phẩm của đất đai và trong lòng đất mà nước Pháp đòi hỏi”. Từ sau khi có lệnh Tổng động viên (ngày 3/9/1939 đến tháng 11/1939) đã có 70.000 lính Việt Namsang Pháp, chỉ 2 tháng mà “thuế máu” của bọn thuộc địa này đã tăng gấp rưỡi so với cả cuộc chiến tranh thứ nhất. Còn nguồn vật lực thì huy động ngày một nhiều theo cường độ chiến tranh. Đến cuối năm 1939 đã có 1.500.000 tấn gạo, 66.000 tấn cao su được đưa về Pháp cùng với 57.166.000 đồng thuế các loại; chỉ 8 tháng đầu năm 1940 đã có 37.995 tấn nguyên liệu trị giá 51 triệu france từ Đông Dương về Pháp. Cái gọi là nền “kinh tế chỉ huy” của Pháp ở Đông Dương thực chất là chương trình vơ vét nhân tài vật lực ở thuộc địa ném vào lò lửa chiến tranh, vì thế nó có sức tàn phá rất ghê gớm nền kinh tế và đời sống xã hội ở Đông Dương. Mâu thuẫn của nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp và tay sai càng gay gắt, không thể không dẫn đến bùng nổ những cuộc đấu tranh một mất một còn. Giữa năm 1940 chiến tranh ở châu Âu trở nên nóng bỏng với việc phát xít Đức quay nòng súng về phía Tây Âu. Ngày 22/6/1940, Pháp mất nước, chính phủ Pétain ở Vichy trở thành bù nhìn của Đức, còn chính phủ De Gaulle kháng Đức vì lưu vong. Ở châu Á, phát xít Nhật đã chiếm trọn Trung Quốc và chẩn bị tiến chiếm Đông Dương, bành trướng xuống toàn bộ Đông Nam Á. Sự chuyển biến nhanh chóng của chiến tranh đã làm cho các thuộc địa đứng trước một tình hình mới đầy mâu thuẫn phức tạp cùng với những dấu hiệu của một thời cơ thuận lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc. Ở Đông Dương Đô đốc Decoux thay Catruox làm toàn quyền, hy vọng lập lại thời kỳ chính quyền của các Đô đốc như hồi cuối thế kỷ XIX, nhưng từ ngày 18/6/1940 Nhật đã lợi dụng lúc Pháp mất nước để đòi ưu sách và ngày 22/9/1942 chúng đã đổ quân vào Đông Dương, ném bom Hải Phòng, đánh chiếm Lạng Sơn. Tháng 10/1940, Nhật xúi dục Thái Lan đánh chiếm Lào và Campuchia. Tháng 7/1941 Nhật buộc Pháp ký hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương. Ngày 8/12/1941 Nhật gây ra chiến tranh Thái Bình Dương, Hiệp định quân sự Nhật - Pháp được ký kết, Đông Dương trở thành một căn cứ bàn đạp của Nhật ở Đông Nam Á. Như vậy từ cuối năm 1940 Pháp và Nhật đã cấu kết với nhau cùng thống trị Đông Dương. Pháp vẫn tiếp tục thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, vơ vét sức người sức của ở thuộc địa này, nhưng dần dần Pháp trở thành kẻ giữ nhà cho Nhật, cung phụng cho Nhật. Từ năm 1940 - 1945 Pháp cung cấp cho Nhật 6.500.000 tấn gạo, 260.000 tấn ngô, 1.145.000.000 đồng thuế. Phát xít Nhật còn trực tiếp vớ vét nhân tài vật lực ở Đông Dương và thực hiện nhiều chính sách kinh tế rất tàn bạo. Ba mặt hàng Đông Dương sớm xuất sang Nhật là gạo (41.000tấn/1940), than (479.007tấn/1940) và quặng sắt, mangan (41.000tấn/1940). Hàng vạn hécta lúa phải nhổ lên đổ trồng đay, bông, thầu dầu. Chính sách “thu thóc tạ” của Nhật đã hớt tay trên của người nông dân mỗi vụ hàng trăm ngàn tấn lúa ngay khi chưa gặt hái. Trong xã hội xuất hiện nhan nhản các tổ chức đảng phái thân Nhật hoặc thân Pháp như “Đại Việt Xã Hội Quốc Dân Đảng”, “Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội”, “Đông Dương Liên Đoàn Cách Mạng”, “Việt Nam Xã Hội Cách Mạng”, “Việt Nam Cách Mạng Thống Nhất Đảng”… dưới danh nghĩa “dân tộc”, “quốc gia”, nhưng chúng rất tập trung chống phá cách mạng. Ngoài ra nhiều biện Pháp khác lừa mị lôi kéo các tầng lớp nhân dân, ru ngủ thanh thiếu niên được thi hành để đánh lạc hướng đấu tranh dân tộc. 2. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam Tình hình diễn ra đúng như Nguyễn Ái Quốc đã dự đoán từ năm 1930 khi cuộc chiến tranh đế quốc lần thứ 2 đang được chuẩn bị rằng “Khi cuộc chiến tranh đó nổ ra, thì nhất định đế quốc Pháp sẽ đẩy anh chị em chúng ta vào một cuộc chém giết đầy tội ác”. Chỉ mới một năm chiến tranh, bọn thực dân phát xít cấu kết nhau gây ra nhiều tai họa cho nhân dân Đông Dương. Chính vì vậy, trước tình cảnh “một cổ hai tròng” áp bức, mâu thuẫn dân tộc ngày càng bức bách, các tầng lớp nhân dân yêu nước cùng lực lượng cách mạng ở các địa phương đã tự động đứng lên đấu tranh. Ngày 27/9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ ra trên một vùng rộng lớn của Châu Bắc Sơn (Bắc Ninh). Đó là cuộc khởi nghĩa cục bộ đầu tiên báo hiệu một cao trào mới của phong trào dân tộc đã bắt đầu. Ngày 22/9/1940 Nhật cho quân tràn qua biên giới Việt Trung đánh chiếm lạng Sơn, quân Pháp hoảng sợ bỏ chạy về Thái Nguyên kéo theo sự tan rã, hoang mang của chính quyền địch ở đây. Trước thời cơ đó, quần chúng nhân dân Bắc Sơn có sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang. Đêm 27/9/1940, quân khởi nghĩa tấn công đồn châu lỵ Mỏ Nhài và đánh chiếm châu lỵ Bắc Sơn. Sau đó Pháp và Nhật đã vội vàng cấu kết với nhau, phản công lại quân khởi nghĩa, nhưng Đảng bộ và nhân dân Bắc Sơn vẫn kiên quyết duy trì lực lượng khởi nghĩa, xây dựng vùng rừng núi Bắc Sơn thành căn cứ địa, lập đội du kích Bắc Sơn để tiếp tục đánh đuổi Nhật. Căn cứ địa Bắc Sơn và đội du kích Bắc Sơn trở thành một trong những địa bàn và lực lượng cách mạng đầu tiên của Cách Mạng Tháng Tám. Được kích thích bởi tiếng súng Bắc Sơn, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã được gấp rút chuẩn bị trên quy mô lớn. Xứ ủy Nam Kỳ Đảng Cộng Sản Đông Dương - người tổ chức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã chủ trương từ khá sớm, chớp thời cơ chiến tranh phát động khởi nghĩa vũ trang. Tại Hội nghị Xuân Thới Đông tháng 9 năm 1940, những công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa đã ráo riết hơn. Hội nghị đã quyết định lấy lá cờ hình chữ nhật màu đỏ có ngôi sao vàng ở giữa làm biểu tượng cho ý chí đấu tranh kiên quyết giành tự do và độc lập, hội nghị còn cử người ra trung ương xin ý kiến chỉ đạo để khởi nghĩa có thêm sự phối hợp của đất nước. Với quyết tâm nổi dậy khởi nghĩa, mặc dù kế hoạch tổ chức đã bại lộ và quân Pháp đã chuẩn bị đàn áp, nhưng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra đêm 23/11/1940. Lệnh hoãn từ trung ương không đến kịp với Nam Kỳ, thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi, quần chúng nhân dân và các lực lượng cách mạng của địa phương càng nóng lòng hành động muốn đánh Pháp. Từ đêm ấy đến cuối tháng 12/1940, nhiều địa phương Nam Kỳ đã nổi dậy mà lực lượng đông đảo nhất là quần chúng nông dân có vũ trang thô sơ, một số nơi khởi nghĩa tấn công vào các huyện lỵ và đồn bót địch như Hóc Môn, Vũng Liêm, Tam Bình, Chợ Mới; một số nơi khác ở U Minh, Đồng Tháp Mười quân khởi nghĩa sau khi nổi dậy đã lập đội du kích và xây dựng căn cứ địa. Đến đầu năm 1941, tuy kẻ thù đã tập trung lực lượng chống đỡ và phản kích lại cuộc khởi nghĩa nhưng các lực lượng cách mạng còn lại vẫn kiên trì hoạt động, giữ gìn xây dựng cơ sở chờ đón thời cơ mới. Đầu năm 1941 phong trào của binh sĩ yêu nước cũng có những dấu hiệu mới. Binh sĩ đã biểu tình ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Mỹ Tho. Binh sĩ đã tuyệt thực ở Sài Gòn, Quảng Trị, Vĩnh Yên. Binh sĩ mang súng bỏ đồn trại chạy vô rừng ở Tây Ninh, binh sĩ tỏ thái độ chống chiến tranh ở Thủ Dầu Một. Tiếp đó ngày 13/1/1941, binh sĩ ở Đồn Chợ Rạng (Nghệ An) do Đội Cung chỉ huy đã nổi dậy chiếm đồn rồi đánh sang đồn Đô Lương và kéo quân về Vinh. Cuộc binh biến lập tức bị đàn áp khốc liệt nhưng binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp - một lực lượng mới của phong trào dân tộc, càng thấy rõ hơn bộ mặt của kẻ thù dân tộc. Như vậy, từ khởi nghĩa Bắc Sơn đến khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương, quần chúng yêu nước trước thời cơ chiến tranh, từ Bắc đến Nam dù trong hoàn cảnh và điều kiện nào, cũng có một nhận thức và hành động thiết thực là phải đứng lên chống bọn áp bức dân tộc. Những cuộc khởi nghĩa đầu tiên này tuy sớm bị đàn áp và thất bại, nhưng sức quật khởi của khối quân thù của toàn dân tộc thì không có gì có thể dập tắt được, nó sẽ được hướng vào chẩn bị cho cuộc tổng nổi dậy của toàn dân tộc dưới ngọn cờ chung của những người cộng sản. Tháng 11/1939 Đảng Cộng Sản Đông Dương họp hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ VI tại Bà Điểm ( Gia Định) để phân tích tình hình đề ra nhiệm vụ mới cho Cách mạng Việt Nam. Hội nghị đề ra chủ trương “nhiệm vụ cốt chính của cách mệnh là đánh đổ đế quốc. Đế quốc chiến tranh, khủng hoảng cùng với ách thống trị phát xít thuộc địa đã đưa ra vấn đề dân tộc thành một vấn đề khẩn cấp quan trọng”. “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả các vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”. Tháng 11/1940 tròn một năm sau khi đề ra nhiệm vụ mới ấy Đảng Cộng Sản Đông Dương lại họp hội nghị ban ch6p1 hành trung ương lần thứ VII tại Đình Bảng (Bắc Ninh), tiếp tục phân tích nhận định tình hình trước diễn biến mới của chiến tranh, chủ trương thành lập Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Phản Đế “đặng tranh đấu tiến lên võ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật và các lưc lượng phản động ngoại xâm, diệt trừ phong kiến và các hành động phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”. 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam Tháng 2/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp cùng những người Cộng sản Đông Dương tổ chức phong trào, lãnh đạo đấu tranh. Tháng 5/1941, sau khi thí điểm xây dựng Mặt Trận Việt Minh ở Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ VIII tại Pắc-Pó (Cao Bằng), Với những dự đoán sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về diễn biến của chiến tranh đế quốc và triển vọng của phong trào dân tộc, Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hội nghị lịch sử này đã tiếp tục đề ra nhiều chủ trương và chính sách cụ thể có ý nghĩa hoàn chỉnh đường lối và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn mới. Hội nghị nhận định “nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đấu tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”., “cuộc đế quốc chiến tranh càng dữ dội, càng tiến mau thì phong trào cách mạng càng do đó mà bành trướng mau lẹ”. Vấn đề giải phóng dân tộc tại hội nghị này không những tiếp tục được đề cao lên hàng đầu và là nhiệm vụ cấp bách nhất, như các hội nghị lần trước đã khẳng định, mà còn được đặt đúng vị trí khuôn khổ quốc gia của nó, dân tộc phải được tự do độc lập và có quyền tự quyết định. Khởi nghĩa vũ trang là con đường tất yếu để thực hiện nhiệm vụ đó, như Hội nghị khẳng định “cuộc Cách mạng Đông Dương kết liễu bằng cuộc khởi nghĩa võ trang” theo cách thức là “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho cuôc tổng khởi nghĩa to lớn”. Do đó chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâmcủa giai đoạn hiện thời, phải bắt tay vào việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc và xây dựng “lực lượng toàn quốc đủ cức gây ra và củng cố cho một cuộc khởi nghĩa”; Chỉ đến khi những điều kiện chủ quan ấy được chuẩn bị đầy đủ thì mới có thể kết hợp được với “điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như quân Trung Quốc đại thắng quân Nhật, cách mạng Pháp hay cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân chủ đại thắng ở Thái - Bình - Dương, Liên Xô đại thắng cách mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Trung Quốc hay quân Anh - Mỹ tràn vào Đông Dương”. Như vậy, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, những người yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đã nhận thức đó là thời cơ để đứng lên giải phóng dân tộc. Trong quá trình ấy Đảng Cộng Sản Đông Dương đã kịp thời lãnh đạo phong trào dân tộc, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược, đề ra đường lối và phương pháp cách mạng thích hợp nhất với yêu cầu nhiệm vụ lịch sử. Với việc đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược đấu tranh trong thời kỳ mới, từ giữa năm 1941, cả dân tộc đã bước vào thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Cách Mạng Tháng Tám. Ngay sau Hội nghị lần thứ VIII của Đảng, tổ chức “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” (gọi tắt là Việt Minh), bao gồm các “Hội cứu quốc” đã được thành lập và nhanh chóng phát triển. Mặt trận không chỉ phù hợp với nguyện vọng cứu quốc của đông đảo các tầng lớp nhân dân mà còn đáp ứng được yêu cầu đề cao tinh thần yêu nước và đấu tranh cách mạng của mỗi dân tộc Đông Dương. Chương trình của Việt Minh nói rõ chủ trương “Liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, xu hướng, đảng phái chính trị nào, giai cấp nào, đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp - Nhật, giành lấy độc lập xứ sở…, hết sức giúp đỡ Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh… để đánh được kẻ thù chung giành quyền độc lập cho nhà nước. Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”. 4. Mặt Trận Việt Minh với quá trình chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang Đúng như dự đoán, tháng 6/1941 phát xít Đức tấn công Liên Xô, cuộc chiến tranh thế giới bước sang một thời kỳ mới, trận địa chống chủ nghĩa phát xít mở rộng toàn cầu. Tại Đông Dương, bọn Nhật - Pháp cấu kết với nhau vơ vét, làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với phát xít Nhật - Pháp ngày càng sâu sắc. Mặt Trận Việt Minh chủ trương gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang với quyết tâm đem sức ta tự giải phóng cho ta. Từ cuối năm 1941 đến đầu năm 1943, các Đội Cứu Quốc Quân và các Đội Tự Vệ Chiến Đấu, Đội Xung Phong Nam Tiến lần lượt ra đời và hoạt động nối liền 2 căn cứ địa Bắc Sơn - Phủ Nhai với Cao Bằng; phong trào du kích chiến tranh ở các khu căn cứ được phát động gây thêm thanh thế cho cách mạng, do đó Việt Minh nhanh chóng xây dựng cơ sở phát triển tổ quốc. Ở Bắc Bộ và Trung Bộ đến năm 1942 đã xuất hiện nhiều xã, tổng và châu “hoàn toàn”, nhất là trong tỉnh Cao Bằng. Tại đây Việt Minh đã được thành lập và tập hợp toàn bộ quần chúng nhân dân, các ban Việt Minh làm chức năng của chính quyền cách mạng… Ở Nam Bộ từ sau khởi nghĩa Nam Kỳ, cách mạng gặp nhiều tổn thất nên phát triển khó khăn. Tuy thế cơ sở cách mạng còn lại vẫn duy trì hoạt động gây dựng phong trào nhất là trong giới lao động công nhân và nông dân, đến năm 1943 phong trào đấu tranh ở Nam Bộ đã dần dần hồi phục. Từ tháng 5/1942 - 6/1943 có 24 cuộc đấu tranh của công nhân. Tháng 2/1943 tại Hội nghị Ban thường vụ trung ương ở Võng La (Đông Anh), Đảng Cộng Sản Đông Dương nhận thức: “Phong trào cách mạng Đông Dương có thể bỗng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao” do đó cần mở rộng Mặt Trận Việt Minh và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang cho toàn dân. Bảng “Đề cương văn hóa Việt Nam” được thông qua trong hội nghị Võng La (công bố tháng 2/1943) là hoạt động thiết thực đầu tiên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới vừa đề ra. “Đề cương văn hóa Việt Nam” cùng với các sách báo của Đảng và Mặt Trận Việt Minh lúc đó như “cờ giải phóng”, “cứu quốc”, tạp chí Cộng Sản đã trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống văn hóa ngu dân và phản dân tộc của Pháp - Nhật, nó đã tập hợp được cho dân tộc một lực lượng đông đảo các trí thức văn nghệ sĩ đi vào con đường cứ quốc. Chẳng bao lâu Hội Văn Hóa Cứu Quốc ra đời phát triển nhanh ra các thành phố. Tiếp đó tháng 6/1944, được những người cộng sản giúp đỡ, một số tri thức yêu nước còn thành lập Đảng Dân Chủ Việt Nam. Mặt Trận Việt Minh cũng được củng cố phát triển ở nhiều nơi khác trong và ngoài nước những năm 1943 - 1944. Các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, Việt Minh đã trở thành người tổ chức lãnh đạo các hoạt động đấu tranh cách mạng ở đại phương còn các tỉnh đồng bằng thì hầu hết các huyện đều có cơ sở Đảng và Việt Minh. Ở nhiều tỉnh ven biển Trung Bộ, cơ sở Đảng và Việt Minh được phát triển trong các giới lao động và các bộ phận tiểu tư sản trí thức đô thị. Ở Nam Bộ từ năm 1943 tổ chức Việt Minh được xây dựng ở Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh và các nơi khác. Những người Việt Nam yêu nước ở Xiêm, Trung Quốc cũng được tập hợp lại lập các ban Việt Minh ở hải ngoại. Trên cơ sở phong trào Việt Minh lan rộng, những cuộc đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân dưới các hình thức bí mật và công khai được dần dần đẩy mạnh, nhất là với các hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Tháng 5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”, tháng 8/1944 Đảng Cộng Sản Đông Dương kêu gọi “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Từ đó ở các vùng căn cứ và vùng có Việt Minh phát triển mạnh những hoạt động khởi nghĩa vũ trang được xúc tiến như phổ biến kinh nghiệm khởi nghĩa, học chiến thuật du kích, tổ chức và huấn luyện các đội tự vệ, các tiểu đội du kích, động viên quần chúng tự sắm sửa vũ khí và tìm kiếm vũ khí cho du kích… Đặc biệt là ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Mặt Trận Việt Minh được xây dựng đều khắp và có hệ thống. Các lớp huấn luyện du kích được mở liên tục, không khí nổi dậy khởi nghĩa sôi sục trong quần chúng. Tháng 10/1944, Pháp mở cuộc càn lớn vào vùng Vũ Nhai (Thái Nguyên), quần chúng được Đảng bộ địa phương tổ chức và rút vào rừng đẩ chuẩn bị cho cuộc bạo động chống Pháp. Liên tỉnh ủy Đảng Cộng Sản Đông Dương Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn chủ trương phát động chiến tranh du kích trong phạm vi 3 tỉnh. Dấu hiệu của một thời kỳ đấu tranh mới đã xuất hiện cục bộ từ cuối năm 1944, cách mạng đang cần một bước chuyển thích hợp để có thể phát triển nhảy vọt. Tháng 9/1944 đồng chí Nguyễn Ái Quốc (lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh) về nước sau 2 năm đi công tác sang Trung Quốc. Trong thời gian đi công tác Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ ngày 29/8/1942 đến đầu tháng 9/1943. Trải qua 30 nhà lao ở 13 huyện ở Trung Quốc, tuy có bị tiều tụy về thể xác nhưng ý chí và tâm hồn cách mạng của người không hề giảm sút. Người đã viết “Ngục Trung Nhật Ký” và ngay khi ra tù Người đã lao vào hoạt động không mệt mỏi để nắm bắt tình hình thời cuộc, theo dõi diễn biến cách mạng trong và ngoài nước kịp thời chỉ đạo phong trào dân tộc đang chuyển biến tích cực. Cuối tháng 9/1943, Hồ Chí Minh đề nghị hoãn thi hành “Nghị quyết phát động chiến tranh du kích” các liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng. Tháng 10/1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước kêu gọi toàn quốc chuẩn bị Đại hội Đại biểu để “Trong thì lãnh đạo công việc cứu nước, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang” và người dự báo “cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi nữa”. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập đội “Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân”. Ngày 22/10/1944 lễ thành lập được tổ chức tại một khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, Châu Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 người (có 3 nữ) biên chế thành 3 tiểu đội với 34 khẩu súng đủ loại. Ngay sau đó Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân đã đánh thắng trận đầu với việc hạ đồn Phay Khắt (ngày 24/12/1944) và đồn Nà Ngần (ngày 25/12/1944). Một tuần sau Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân đã phát triển thành một đại đội. Ở Nam Bộ các cơ sở Đảng sau khởi nghĩa Nam Kỳ bị tổn thất lớn; các bộ phận còn lại ra sức móc nối lập lại xứ ủy và liên lạc với trung ương. Nhiều đồng chí cốt cán của Đảng, trong đó có đồng chí Trần Văn Giàu bí thư xứ uỷ được tổ chức trốn khỏi nhà tù đế quốc, góp phần quan trọng vào việc gây dựng phục hồi lại hệ thống Đảng ở Nam Kỳ. Đến năm 1943 với sự ra đời của nhóm giải phóng và Xứ uỷ tiền phong, các Đảng bộ địa phương đã được thành lập lại. Mặc dù có 2 hệ thống xứ ủy chỉ đạo nhưng về cơ bản “xứ ủy” và Đảng bộ địa phương Nam Kỳ vẫn còn chung đường lối đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, vẫn thống nhất về mục tiêu lãnh đạo phong trào quần chúng tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Cuối năm 1944 đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở Nam Bộ đã lấy lại khí thế phát triển nhanh của mình và bắt đấu bắt nhịp vào trào lưu chung của cả dân tộc đang chuẩn bị cho bước nhảy vọt lớn khi thời cơ đến. 5. Cao trào kháng Nhật cứu nước - tiền đề của Tổng khởi nghĩa Chiến thắng dồn dập của Liên Xô và các lực lượng Đồng minh ở châu Âu tiêu diệt bọn phát xít Đức - Ý tạo điều kiện cho nhiều nước châu Âu được giải phóng. Tháng 8/1944 nước Pháp được giải phóng, chính phủ De Gaulle lên cầm quyền. Ở Đông Dương bọn Nhật - Pháp vừa lo cấu kết với nhau chống phá cách mạng, vừa lo đối phó hất cẳng nhau khi Đồng minh chuẩn bị đánh sang Viễn Đông. Sự hòa hoãn Nhật - Pháp những năm 1940 - 1944, như đồng chí Trường Chinh đã viết trên báo Cờ Giải Phóng (1944), “có khác chi một cái nhọt bọc chứa chất bên trong biết bao vi trùng và máu mủ, chỉ chờ dịp chín nõn là vỡ tung ra”. Hai kẻ thù không thể chung một miếng mồi và để trừ hậu họa, đêm ngày 9/3/1945 Nhật đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp, độc quyền chiếm lấy Đông Dương. Quân Pháp từ hoang mang đến bỏ chạy chứ không dám cùng với Việt Minh chống Nhật. Pháp cam chịu làm tù binh của phát xít Nhật, hơn là làm Đồng minh với người thiết tha được độc lập dân tộc, mặc dầu đất nước họ vừa thoát khỏi ách thống trị của phát xít. Chính sách của Nhật ở Đông Dương từ sau ngày 9/3/1945 là kết hợp việc lừa dối, bịp bợm với thủ đoạn bạo lực tàn ác đề cướp bóc về kinh tế, chia sẻ về chính trị, tiến công về quân sự. Chúng đề ra chính sách “dĩ chiến dưỡng chiến” mà thực chất là thực hiện cuộc đánh cướp đại quy mô để thực hiện chính sách Đại Đông Á của chúng. Nhật nắm lấy các công ty, xí nghiệp của Pháp, cho tăng các mức thuế, buộc ngân hàng Pháp cung cấp tiền cho chúng, không đưa hàng hóa của Nhật sang Đông Dương, dùng Đông Dương nuôi chiến tranh ở Đông Dương và vơ vét đem về Nhật. Năm 1944 và năm 1945 nông nghiệp liên tục bị thiên tai và mất mùa, nhưng Đông Dương vẫn phải xuất nộp sang Nhật 900.000 tấn gạo, ngoài số cung cấp cho Nhật - Pháp tại Đông Dương tiêu dùng và tích trữ. Đầu năm 1945 các kho của Pháp tích trữ 500.000 tấn thóc mặc cho giá thóc lúc đó đang ngày một tăng cao, nạn đói đang hoành hành. Bảo Đại chuyển sang hợp tác với Nhật, chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật đỡ đầu tuyên bố “Việt Nam độc lập”. Đảng phái thân Nhật xuất hiện nhan nhản, riêng Bắc Kỳ đã có 30 tổ chức và bọn này lập ra cái gọi là “Đại Việt quốc gia liên minh” làm mặt trận thân Nhật chống lại Mặt Trận Việt Minh. Quân đội Nhật và tay sai liên tục hành quân đánh phá các căn cứ cách mạng, bắt bớ nhiều người dân vô tội. Nhật còn ban hành luật xử chém rất tàn khốc đối với những người yêu nước và cách mạng. Chính sách đàn áp của Nhật làm cho Cách mạng Đông Dương chịu nhiều tổn thất nhưng tội ác của chúng chỉ làm cho ngọn lửa căm thù trong quần chúng nhân dân thêm bốc cao, cuộc nổi dậy từ khối căm thù ấy nhất định không gì cản nổi. Đảng Cộng Sản Đông Dương đã theo dõi sát mối quan hệ Nhật - Pháp và ngày 9/3/1945 khi có dấu hiệu đảo chính, Ban thường vụ trung ương đã họp mở rộng tại Đình Bản (Từ Sơn, Bắc Ninh). Cuộc họp vừa bắt đầu thì tiếng súng đảo chính nổ ran như lời minh hoạ cho những dự đoán chính xác của Đảng. Hội nghị nhận định những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương đang đi đến chín muồi một cách nhanh chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy. Đó là: 1. “Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng)”. 2. “Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quan cướp nước)”. 3. “Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật)”. Trên cơ sở đó, Hội nghị thường vụ chủ trương thay đổi khoẩu hiệu và phương pháp cách mạng cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Hội nghị dự kiến thời cơ cho cách mạng bùng nổ nhưng nhấn mạnh việc không ỷ lại vào quân đồng minh … Ngày 12/3/1945 kết thúc hội nghị lịch sử này, bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã ra đời. Bản chỉ thị sẽ tiếp tục hướng dẫn các Đảng bộ địa phương, các lực lượng cách mạng và yêu nước một phương pháp phân tích tình hình, phán đoán thời cơ và kịp thời hành động. Ngay sau đó, phong trào “Kháng Nhật cứu nước” đã bùng nổ tại các tỉnh Bắc Bộ đến Trung Bộ. Cuộc đảo chính tuy chưa làm cho kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lâm vào tình trạng hoang mang, dao động cực điểm, nhưng ở địa phương kẻ thù cách mạng đã không thể còn thống trị như trước được nữa, ở đó quần chúng nhân dân cũng muốn nhân cơ hội đảo chính để nổi dậy. Ở Việt Bắc, Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân và Cứu Quốc Quân đã cùng với nhân dân địa phương khởi nghĩa, xóa bỏ bộ máy chính quyền địch ở cơ sở, lập Ủy ban dân tộc giải phóng cao cấp, lập đội du kích, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho tá điền. Tại các nơi địch giam giữ cán bộ cách mạng như : Nghĩa Lộ, Sơn La, Buôn Mê Thuột, Quảng Ngãi, tin đảo chính nhanh chóng truyền đi và bén vào ngọn lửa căm thù của các chính trị phạm. Các chi bộ nhà tù lập tức cho anh em vượt ngục để kịp thời hành động. Chi bộ nhà tù BaTơ quyết định phát động khởi nghĩa ngay từ trong các trại tù và ngày 11/3/1945 các tù nhân BaTơ đã nổi dậy phá đề lao, chiếm đồn trại, lập đội du kích BaTơ cùng quần chúng nhân dân bên ngoài khởi nghĩa giành chính quyền. Trong khi đó ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, với khẩu hiệu “Phá kho thóc cứu nạn đói”, hàng triệu đồng bào vùng lên phá tung các kho tích trữ thóc của Pháp và của Nhật. Hàng chục vạn tấn thóc được lấy ra chia cho nông dân để cứu đói, quần chúng được cứu đói càng hăng hái đấu tranh và tích cực chuẩn bị, sẵn sàng hành động khởi nghĩa. Để giải quyết những vấn đề quân sự của cuộc tổng khởi nghĩa sắp tới, ngay 15/4/1945 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ được triệu tập tại Hiệp Hoà (Bắc Ninh). Hội nghị xác định nhiệm vụ quân sự lúc này là quan trọng nhất, cần thiết nhất, phải đẩy mạnh việc xây dựng và thống nhất lực lượng vũ trang cách mạng, phát triển chiến tranh du kích, mở rộng các căn cứ địa. Đầu tháng 5/1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang, đặt đại bản doanh trại Tân Trào để chỉ đạo cách mạng cả nước. Ngày 15/5/1945, Cứu Quốc Quân hợp nhất với Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân thành Giải Phóng Quân Việt Nam. Ngay 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời gần sáu tỉnh … Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Giữa năm 1945 ở Bắc Bộ và Trung Bộ thanh thế của Việt Minh đã lên cao, không khí nổi dậy ngày một sôi nổi, cuộc tổng khởi nghĩa đến gần. Cũng từ giữa năm 1945, ở Nam Bộ phong trào quần chúng bắt đầu bước đến cao trào cách mạng mới. Dựa vào những hoạt động công khai của lực lượng học sinh sinh viên ở các đô thị. Xứ ủy Nam Bộ (Tiền Phong) chủ trương phải nhanh chóng tập hợp lực lượng toàn dân, khẩn trương chuẩn bị nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền theo tinh thần chỉ thị của Đảng. Đầu tháng 6/1945 tổ chức Thanh niên Tiền phong ra đời ở Sài Gòn sau đó phát triển nhanh ra toàn Nam Bộ thành một phong trào quần chúng rộng rãi. Hoạt động của Thanh niên Tiền phong ra đời ở Sài Gòn sau đó phát triển nhanh ra toàn Nam Bộ thành một phong trào quần chúng rộng rãi. Hoạt động của Thanh niên Tiền phong hướng vào 3 công tác chính: huấn luyện chính trị, huấn luyện quân sự và tổ chức các hoạt động xã hội. Nhờ vậy đến tháng 8/1945 Thanh niên Tiền phong đã có hàng triệu đoàn viên ở khắp thành thị và nông thôn. Quần chúng công nông tham gia khá đông đảo vào Thanh niên Tiền phong, tạo cho Cách mạng Nam Bộ có “Sức mạnh Phù Đổng” để kịp thời hoà vào cơn bão táp cách mạng của cả nước sắp nổi lên. 6. Cách mạng tháng Tám 1945 Từ tháng 4/1945 trở đi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc với việc quân Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Sau khi 450.000 quân tinh nhuệ bị tiêu diệt ngay tại sào huyệt Berlin, ngày 9/5/1945, phát xít buộc phải đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. Tháng 7/1945, với hội nghị Poxdam, số phận của phát xít Nhật ở Viễn Đông cũng được định đoạt. Ngày 6 và 8/8/1945, Mỹ cho ném 2 quả bom nguyên tử huỷ diệt 2 thành phố lớn của Nhật là Hirosima và Nagasaki. Ngày 9/8/1945, Liên Xô tuyên chiến và tiêu diệt đạo quân Quan Đông 1.000.000 tên của Nhật buộc phát xít Nhật phải tuyên bố đầu hàng quân đồng minh không điều kiện ngày 12/8/1945. Nghe tin Nhật đầu hàng, quần chúng nhân dân và các lực lược cách mạng Đông Dương vô cùng phấn khởi, ngọn l | | | | |
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
|
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | * Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
|
| | Copyright © NguyenDucPN.Tk 2009 - 2010 Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion. Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox |