Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam Mái nhà tình bạn |
| | Bài gửi | Thời gian | Người gửi | |
|
|
| | |
| Giải mã những hiện tượng bất thường từ đầu năm 2011 | |
| | Sun May 15, 2011 6:37 pm | | [Thành viên] - Admin Thaithucvn | Tổng số bài gửi : 194 Join date : 15/02/2011 Age : 34 Đến từ : Cao Đẵng CNTT hữu nghị Việt-Hàn
|
| | Tiêu đề: Giải mã những hiện tượng bất thường từ đầu năm 2011 | |
| | | | | | Nguồn : Http://www.nguyenduc.sos4um.com/t213-topic
Tiêu Đề : Giải mã những hiện tượng bất thường từ đầu năm 2011
http://nguyenducpn.tk - Kết Nối Cộng Đồng Nguyễn Dục Online -------------------------------------------------- Kể từ đầu năm 2011 đến nay, tại nhiều khu vực của nước ta liên tục xảy ra các hiện tượng bất thường khiến nhiều người lo lắng. Liệu những hiện tượng bất thường này có đáng lo ngại?, và nó có dự báo một mối đe dọa tiềm ẩn từ thiên nhiên cho con người? Hàng loạt hiện tượng bất thường… Người miền Bắc hẳn vẫn còn nhớ một hiện tượng lạ vào đầu năm nay, khi mà đợt gió mùa Đông Bắc ngày 15/3 có cường độ mạnh hiếm thấy trong thời kỳ giữa tháng 3 khiến nhiệt độ trung bình ngày sau 48 giờ giảm 8-9 độ C. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, đây là đợt rét hại có thể xem là lịch sử trong chuỗi số liệu quan trắc được (tính từ chuỗi số liệu năm 1971 đến nay. Còn theo ông Lưu Minh Hải, Phó GĐ TTDBKTTV tỉnh Lào Cai, thì chưa năm nào tại miền Bắc xuất hiện tuyết vào tháng 3 như năm nay, và đây là hiện tượng bất thường của thời tiết.
Cũng trong khoảng đầu tháng 3/2011, một hiện tượng khiến dư luận xôn xao lo lắng, đó làtại thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, H.Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, xảy ra hiện tượng đất bùn phun trào tự nhiên. Theo đó, Khu vực có các điểm bùn phun trào nằm tiếp giáp hai thôn Suối Vàng và B’râu của xã Lợi Hải, cách TP Phan Rang - Tháp Chàm gần 30 km về phía bắc. Lúc đầu chỉ có một điểm bùn phun, đó là một ụ nhỏ nhưng sau đó lớn dần. Cách đây gần 2 tháng thì xuất hiện thêm các điểm phun mới. Hiện đã có 5 điểm bùn phun trào, phân bố trên các thửa ruộng nằm sát nhau. Nhiều người lo ngại rằng, điều này có liên quan đến trận động đất gây sóng thần ở Nhật Bản ngay trước đó. Tiếp đó, chỉ trong 4 ngày cuối tháng 4/2011, đã có tới 10 trận động đất được ghi nhận tại Việt Nam. Trận thứ 11 vừa xảy ra đêm 8/5 vừa qua tại Sơn La. Cùng với đó là rất nhiều thông tin đồn đoán về ngày tận thế khiến không ít người lo lắng. Thậm chí, đã lan truyền hiện tượng “sống gấp” chờ ngày tận thế trong giới trẻ. Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2011, lại một hiện tượng liên quan đến địa lý khiến cả người dân và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Đó là hiện tượng nứt đất “lạ” ở cao nguyên Di Linh xảy ra suốt hơn một tuần. Địa phận xuất hiện sự cố địa chất trên thuộc khu I, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Người dân ở khu vực xảy ra nứt sụt đất cho hay, tự dưng thấy xuất hiện dải vết nứt nhỏ cắt ngang nhà hoặc vườn, sau đó ngày một dài thêm và to ra. Qua bảy ngày, dải nứt kéo dài ít nhất 200m, xuyên qua khoảng 20 căn nhà và vườn. Nhiều can nhà nhỏ bị sập sệ, một loạt căn nhà kiên cố hơn nằm trên chiều dài vệt nứt cũng đều rơi vào tình trạng xê dịch hoặc nứt chân móng, tường, mặt nền ngoài sân lẫn trong nhà… nhà ở nhiều cấp độ nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người dân. Tiếp đó, tối ngày 3/5/2011, gia đình anh Lê Văn Thường ở xóm Vĩnh Đại (xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), bị một phen hoảng hồn khi trong đêm tối, vườn nhà anh bỗng dưng bị sụt lún 2 hố lớn. Quan sát sau đó cho thấy, những hố này có chứa nước, mỗi hố rộng 8m và cắm cả cây sào tre 7m vẫn chưa chạm đáy.
Cũng trong khoảng đầu tháng 5/2011, một thông tin khiến nhiều người hết sức lo lắng khi trên địa bàn huyện Si Ma Cai, xuất hiện một loài cho lạ. Theo người dân mô tả lại: hình dáng chúng không giống với chó thường được nuôi của người dân. Chúng lang thang đi vào một số thôn, bản và khu dân cư, tranh cướp thức ăn với chó nhà, có biểu hiện hung dữ và thường xuyên tấn công các vật nuôi như gà, lợn, bê, ngựa… Đặc biệt nguy hiểm làkể từ đầu tháng 4 đến nay, đã có 15 người bị chó lạ cắn.
Chuyện về chó lạ cắn người chưa nguôi, thì thông tin về một con dã thú cắn đứt đầu hàng loạt cho nhà và ăn hết nội tạng đã khiến cả người chứng kiến lẫn người nghe rùng mình kinh hãi. Theo mô tả, con vật khoảng 40 kg, lông màu đen xám, trên lưng có vạch sọc trắng, đôi mắt sáng quắc như hai đèn pin xuất hiện trong thời gian gần đây tại khu vực xóm Dũng Cảm, thôn Tân Hy, xã Bình Đông (Quảng Ngãi). …nhưng không bất thường? Mặc dù những hiện tượng bất thường liên tục diễn ra từ đầu năm đến nay phần nào gây hoang mang trong dư luận, nhưng theo các nhà khoa học thì phần lớn các hiện tượng này đều có thể lý giải được. Về đợt rét kỷ lục, bất thường giữa tháng 3, theo ông Nguyễn Hữu Hải, Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn vừa, hạn dài, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thì nguyên nhân là do hệ thống hoàn lưu trên mực 5.000 m rất mạnh len lỏi xuống phía Bắc, kèm theo mưa gây ra hiện tượng rét đậm kéo dài. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng thời tiết bất thường này được cho là do con người đã tác động vào môi trường quá nhiều, làm thay đổi khó lường như vậy. Về hiện tượng bùn phun trào tại Ninh Thuận, PGS-TS Lê Hồng Phương, Phó giám đốc trung tâm, cũng nhận định đây là một hiện tượng bất thường và không liên quan đến động đất. Còn theo tiến sĩ Doãn Đình Lâm, Trưởng phòng Trầm tích (Viện Địa chất, Viện KH&CN Việt Nam), đây là hiện tượng địa chất bình thường, liên quan đến hoạt động của các túi khí dưới lòng đất mà trong chuyên môn gọi là núi lửa bùn. Liên quan đến vụ sụt lún đất tại Di Linh (Lâm Đồng), theo nhận định của đoàn khảo sát, hiện tượng này không phải do tụt mực nước ngầm cũng như việc khai thác than bùn gần đó gây nên, nhưng có liên quan đến hiện tượng tai biến địa chất vì khu vực này nằm trên đới đứt gãy Bảo Lâm (Lâm Đồng) - Tam Hiệp (Đồng Nai). Các nhà khoa học thống nhất rằng hiện tượng nứt đất ở Di Linh cho thấy vùng đất núi lửa Tây Nguyên vẫn đang "cựa quậy". Về vụ việc chó lạ cắn người tại Lào Cai, ngày 13/5, sau 7 ngày ra quân, Chi cục thú y Lào Cai cho biết đã có 22 cá thể chó lạ bị lực lượng chức năng và nhân dân các xã thuộc huyện Mường Khương và huyện Si Ma Cai giết và tiêu hủy. Ông Đào Duy Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai cho biết, không xác định được nguồn gốc chó lạ xâm nhập, nhưng chắc chắn không phải chó địa phương. Trong khi đó, dư luận cho rằng, đây có thể là chó do các đơn vị thi công công trình nuôi và để xổng ra ngoài. Có người còn cho rằng đó là những con chó do một trang trại nuôi phía bên kia biên giới để xổng ra, lang thang và xâm nhập một số thôn bản giáp của Si Ma Cai. Riêng về “dã thú” cắn đứt đầu, ăn nội tạng hàng loạt chó nuôi, cho đến nay, sau nhiều ngày truy lùng, tung tích về con thú này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, những người đã từng nhìn thấy dã thú cho biết, trên người con vật có xiềng dây xích. Nhận định ban đầu của kiểm lâm là có khả năng con thú xổng chuồng từ nơi nào đó nuôi động vật hoang dã trái phép. Có thể thấy, trong tất cả những hiện tượng bất thường nêu trên, có hiện tượng đã được giải mã, có hiện tượng vẫn đang trong quá trình tìm hiểu, điều tra, cùng với những hiện tượng được dự báo sẽ xảy ra trong tương lai như Hồ Ba Bể sắp biến mất... có thể rút một điều, hầu hết những hiện tượng đó đều có nguyên nhân sâu xa liên quan đến hành vi của con người. Những phỏng đoán về ngày tận thế được cho là thiếu căn cứ và mơ hồ, nhưng những hiện tượng bất thường đang diễn ra thì rất thật, và là nguy cơ hiện hữu cho cuộc sống của con người. Nếu chúng ta thiếu ý thức trong hành động, trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, thì chính chúng ta sẽ phải gánh hậu quả. | | | | |
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
|
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | * Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
|
| | Copyright © NguyenDucPN.Tk 2009 - 2010 Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion. Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox |