Đây là cách phân biệt đực mái đối với chim non, đối với chim trưởng thành thì đã có nhiều bài viết rồi nên em không nói ở đây nữa.
Mười cách phân biệt chim trống và chim mái
1.Khi chim non được 3 ngày tuổi, bắt đầu có những đường gân xuất hiện ở bụng và phần tu (bộ phần này chắc ai cũng biết). Nếu phía trước tu có hoa văn hình chữ V thì là con trống và ngược lại không có là mái. Dĩ nhiên phần hoa văn này tồn tại đến già nhưng thời gian nhận biết nhất là khi chim non chưa mọc lông.
2.Khi chim non được 5-8 ngày tuổi (tức là thời gian đeo vòng), bắt tất cả chim non trong cùng ổ ra đặt lên miếng vải và xếp thành hàng ngang như kiểu chuẩn bị cho đua ngựa. Con nào chạy được xa nhất là con trống.
3.Khi đeo vòng cho chim nên chú ý con chim nào có ngón giữa dài hơn hai ngón còn lại và khó đeo vòng hơn là con trống, con cái thì 3 ngón chân gần như bằng nhau.
4.Khi đeo vòng cho chim bạn nên chú ý phần lưng của chim non. Phần lông dọc theo lưng của chim trống cưng hơn và có màu sắc sẫm hơn con mái. Nhớ ghi lại vào sổ theo dõi.
5.Trước khi chim nhỏ bắt đầu mọc lông, nhìn từ trên cao xuống nếu con nào phần đầu bằng thì là con trống, con mái thì đầu tròn hơn.
6.Khi được khoảng 6-7 ngày, chim bắt đầu mở mắt, từ thời gian này cho đến lúc trưởng thành, phần mắt của chim trống gần như tạo với mỏ thành hình bình hành. Mắt của con mái thì nằm phía trên mỏ đây cũng là lý do mà đầu của chim mái tròn hơn chim trống.
7.Khi chim non nằm trong ổ được bón ăn, hãy chú ý quan sát. Con nào vươn lên cao nhất và tiếng kêu cũng to nhất, được cho ăn đầu tiên sẽ là con trống, chim mái vì chân ngắn hơn nên đứng không cao đồng thời đầu cũng nhỏ hơn nên ăn cũng ít hơn.
8.Khi chim được 28-30 ngày, một số chim trống bắng đầu tập ríc, bạn có thể quan sát thấy cổ họng của chim trống rung. (Con chim bắt đầu tập hót không có nghĩa sau này là con chim hót hay nhất mà chẳng qua là nó tập hót sớm hơn cả thôi).
9.Khoảng 5 tháng tuổi, khi thay lông xong thì con trống bao giờ lông cũng sáng và màu sẫm hơn.
10.Trong đàn chim trống có thể bạn phát hiện ra một số con mái dù chim đã khoảng 6 tháng tuổi. Lúc đó chim mái thường quỵ chân ở trên cầu do kết cấu của cơ thể. Chim mái cũng có thể đánh nhau với chim trống do chim trống ở tầm tuổi này đang tích cực tập hót do chưa vào thời kỳ sinh sản.
Phương pháp đặc biệt: Nếu đã dùng mười phương pháp trên mà vẫn không phân biệt được đâu là chim trống, đâu là chim mái thì có một cách chắc chắn 100% có thể sử dụng: nếu nhìn thấy chim đẻ trứng thì chắc chắc đó là chim mái. Ha ha!