Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam

Mái nhà tình bạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửiThời gianNgười gửi
LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Empty LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Empty

LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Otcl1010Admin nhắn với » >> Becon_fhd : ...Hôm Nay Là Sinh Nhật Diễm Chúc Diễm Sinh Nhật Vui Vẻ, Học Tốt, Thành Công Trong Cuộc Sống NháAdmin nhắn với Hôm nay, hơn 60 triệu cử tri cả nước đi bầu cử: 7h sáng, trên khắp 63 tỉnh thành, những lá phiếu sẽ bắt đầu được thả vào hòm phiếu. Hơn 60 triệu cử tri cả nước sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII, 3.832 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 21.131 đại biểu cấp huyện và 281.491 đại biểu cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016.

63 tỉnh, thành phố có 91.438 khu vực bỏ phiếu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc mọi người 1 ngày tốt lànhvuong_club12.7pro nhắn với 5 đặc tính quý giá của dân nhậu...: 5 đặc tính quý giá của dân nhậu
1) Can đảm: Biết rượu độc hại mà vẫn uống.
2) Thật thà: Có bất kỳ chuyện gì trong lòng cũng đem ra... trình bày.
3) Dũng cảm: Chuyện gì cũng sẵn sàng làm, kể cả hái sao trên trời.
4) Giản dị: Đâu đâu cũng là nhà, chỗ nào cũng làm giường ngủ được.
5) Có lòng yêu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc các em lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi TN và ĐH-CĐ thật tốt! Tụi anh luôn bên cạnh mấy em bounce bounce Admin nhắn với » Chiplove: ...Thật lòng anh mong em ấm nồng......girl_pn nhắn với » Vuong_club: I LOVE YOU giả vờ tui nháAdmin nhắn với » Tất cả các mem: ...Hiện nay diễn đàn học sinh Nguyễn Dục đã có thêm mục gởi thông điệp yêu thương cho các thành viên.Admin nhắn với » Tất cả member: ...i love you so muchAdmin nhắn với » Tất cả member: ...Các bạn ơi hè lại về rồi bounce Admin nhắn với » Tất cả member: test thử
LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Otcr1010
Gửi đến :
Nội dung thông điệp


LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Feb 24, 2011 12:38 pm
LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_06
LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_01LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_02_newsLICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_03
LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_04_newLICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_06_news
LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_07LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_08_newsLICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Bgavatar_09
[Thành viên] - haitd
Cấp: MEMBER
Cấp: MEMBER
Tổng số bài gửi : 39
Join date : 21/02/2011
Age : 32
Đến từ : tam ky

LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Vide

Bài gửiTiêu đề: LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1
http://haitd.bolgxinh.com

Nguồn : Http://www.nguyenduc.sos4um.com/t48-topic

Tiêu Đề : LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1

http://nguyenducpn.tk - Kết Nối Cộng Đồng Nguyễn Dục Online

--------------------------------------------------
LICH SU VIET NAM (1945 - 1954)
VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN II
1. Những thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế - xã hội và quá trình củng cố xây dựng chính quyền mới sau Cách Mạng Tháng Tám
Sau Cách Mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cùng lúc phải đối phó với muôn vàn khó khăn phức tạp. Nền kinh tế đất nước sau gần một thế kỷ bị chủ nghĩa thực dân kìm hãm và phải phục vụ chiến tranh đế quốc, đã trở nên xơ xác tiêu điều. Đồng ruộng hoang hóa, thiên tai liên miên làm cho nông nghiệp mất mùa liên tục. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giao thông ách tắc, tài chính trống rỗng… Nạn thất nghiệp gia tăng ở cả thành thị và nông thôn, đặc biệt là nạn đói ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục đe dọa hàng triệu người. Đất nước có hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội lan tràn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vô cùng thấp kém. Cái đói và cái dốt tích tụ từ bao năm đang kìm hãm cả dân tộc vừa giành được chính quyền về tay nhân dân. Nền Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam đang rất cần điều kiện hòa bình để củng cố xây dựng.
Đã vậy thù trong giặc ngoài lại đang có mặt khắp nơi trên đất nước. Lực lượng Đồng minh gồm hàng chục vạn quân kéo vào Việt Nam ngay khi cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta vừa giành được thắng lợi. Ở phái Bắc, được Mỹ cho phép, 20 vạn quân Tưởng tràn sang với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật, nhưng chúng lại nuôi dã tâm tiêu diệt Đảng Cộng Sản Đông Dương, phá tan Việt Minh và lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh. Ở phía Nam quân Anh cũng sớm bộc lộ ý đồ giúp Pháp lập lại chế độ thuộc địa trên bán đảo Đông Dương. Quân Nhật trước khi buộc phải rời khỏi Đông Dương cũng ra sức phục thù cách mạng Việt Nam. Quân Pháp tranh thủ tăng cường lực lượng và đánh chiếm mở rộng địa bàn xâm lược trước khi quân Đồng minh rút khỏi Đông Dương. Lợi dụng vòng vây đế quốc đang rình rập cách mạng, bọn phản động trong nước nổi lên hoặc từ bên ngoài kéo về hoạt động gây rối, phá hoại, nhất là bọn phản dân hại nước trong tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mạng Đảng (Việt Cách) thù trong giặc ngoài đã cùng xuất hiện với nhiều bộ mặt và nhiều mưu mô thủ đọan khác nhau, nhưng nếu có chung một mục tiêu là bóp chết Chính quyền cách mạng còn non trẻ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thủ tiêu cuộc Cách mạng giải phóng do Đảng Cộng Sản Đông Dương đang tổ chức lãnh đạo.
Những khó khăn phức tạp về kinh tế xã hội cùng với nạn thù trong giặc ngoài ập đến, gây áp lực lớn đối với nền dân chủ cộng hòa còn trứng nước. Vận mệnh của dân tộc đang đứng trước thử thách nghiêm trọng khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”. Sự lựa chọn chỉ có thể là hoặc tiếp tục con đường cách mạng hoặc đầu hàng. Tuy lúc ấy không ai chọn con đường thứ hai, nhưng phải tiếp tục con đường cách mạng như thế nào để đưa con thuyền Cách mạng Việt Nam ra khỏi thác ghềnh?
Ngày 3/9/1945, ngay sau khi mừng độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị thực hiện 6 biện pháp cấp bách: phát động phong trào tăng gia sản xuất và mở lạc quyên cứu đói, mở phong trào chống nạn mù chữ, tổ chức ngay cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ, mở phong trào giáo dục cần kiệm liêm chính, bài trừ hủ bại, bỏ ngay 3 thứ thuế vô nhân đạo (thuế thân, thuế chợ, thuế đò) và cấm hút thuốc phiện, tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết. Đây vừa là đòn tấn công đầu tiên của chính quyền mới, vừa là chính sách kinh tế xã hội đầu tiên của chế độ Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam.
Lòng tin của chính quyền cách mạng đối với nhân dân đã khơi dậy tình nhân ái, lòng ái quốc của hàng triệu đồng bào. Từ đó hàng loạt sắc lệnh của chính phủ, chủ trương của Đảng và Mặt Trận Việt Minh được nhanh chóng thi hành, biến thành hành động cách mạng thiết thực. Việc chống giặc đói và giặc dốt phục hồi nền kinh tế đất nước đã thu được những kết quả ban đầu khả quan: các cuộc “Lạc quyên cứu đói”. “Tuần lễ vàng” được tổ chức khắp nơi; toàn dân tăng gia sản xuất và Chính quyền cách mạng cách địa phương đã chia lại ruộng công, tạm gai tạm cấp ruộng hoang hóa và ruộng vắng chủ cho người thiếu ruộng; chế độ ngày làm 8 giờ được áp dụng, quan hệ chủ thợ được quy định lại; đồng tiền Việt Nam (tiền cụ Hồ) được phát hành, quỹ đảm phụ Quốc phòng được thành lập; phong trào “Bình dân học vụ” được phát động đã lôi cuốn hàng triệu người hiếu học muốn thoát nạn mù chữ; mùa khai trường đầu tiên của tuổi trẻ nước Việt Nam mới được tổ chức ngay sau ngày mừng độc lập; tiếng Việt được quy định sử dụng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và trong các hoạt động chính trị xã hội; cuộc vận động xây dựng nếp sống mới đời sống văn hóa mới đã dấy lên ở cả thành thị và nông thôn… Bao công việc thật bề bộn nhưng mọi người đã hăm hở thực hiện, với ý thức làm chủ vận mệnh của mình trên một đất nước đã có tự do độc lập.
Việc xây dựng một nhà nước pháp quyền cũng được tổ chức khá sớm. Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử tự do đầu tiên trong lịch sử dân tộc được tiến hành trên phạm vi cả nước. Nhiều nơi có 100% cử tri đi bầu: Hồ Chủ tịch trúng cử ở Hà Nội với số phiếu bầu cao nhất (98,4%); ở cả Nam Bộ có 42 cán bộ hy sinh cho thắng lợi của cuộc bầu cử. Ngày 2/3/1946 Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên. Quốc hội đã giao cho Cụ Hồ Chí Minh lập chính phủ mới. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được thông qua tại kỳ họp thứ II Quốc hội khóa 1 (từ ngày 28 /10 đến 8/11/1946). Ở các địa phương, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp cũng được tổ chức. Từ đây một hệ thống chính quyền hợp hiến, hợp pháp được kiện toàn từ trung ương đến địa phương. Giữa hai kỳ họp Quốc hội khóa 1, ở Việt Nam có tồn tại một chính phủ Liên hiệp; những sự liên hiệp ấy thiếu nhiều cơ sở chính trị và xã hội để tồn tại… Đến đầu tháng 11/1946, Chính phủ Liên hiệp hoàn toàn tan vỡ. Một nhà nước của dân, do dân và vì dân trở lại trong sạch với uy tín ngày một cao, toàn tâm, toàn ý cho dân tộc.
Trong năm 1946 nhiều hoạt động chính trị xã hội được tiến hành để tăng cường thực lực cách mạng. Các Hội Cứu Quốc, thành viên của Mặt Trận Việt Minh được phát triển nhanh chóng, tháng 5/1946 Mặt Trận Liên Việt được thành lập. Tháng 7/1946 Đảng Xã Hội Việt Nam ra đời. Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và sau đó Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam ra đời. Tháng 11/1946 Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập… Chỉ trong vòng 1 năm sau Cách Mạng Tháng Tám thành công, các tổ chức đảng phái yêu nước, các đoàn thể quần chúng nhân dân đã được tập hợp thống nhất dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng Cộng Sản và Chính phủ Hồ Chí Minh, tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung: xây dựng nền hòa bình dân chủ Việt Nam, kiến thiết độc lập tự do cho dân tộc.
2. Vừa chống thù trong giặc ngoài, vừa chuẩn bị cho cuộc chiến tranh không tránh khỏi
Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, đất nước có nhiều loại kẻ thù như lúc này và cũng chưa bao giờ ta phải tung ra cùng lúc nhiều “ngón nghề trí tuệ” như thế để chống thù trong giặc ngoài.
Hàng loạt các đối sách vừa linh hoạt mềm dẻo vừa cương quyết cứng rắn đã được ứng dụng từ tháng 8/1945 đến cuối năm 1946. Đối với quân Nhật, trước khi chúng bị giải giáp ra khỏi Đông Dương, ta nhanh chóng giành lấy chính quyền từ tay chúng; sau đó tuỳ theo thái độ của chúng để hoặc là tạo thuận lợi cho chúng về nước hoặc dùng hành động cưỡng chế với chúng.
Đối với quân Đồng minh Anh lúc đầu ta đón tiếp thân thiện, nhưng khi họ giúp Pháp đánh chiếm Nam Bộ thì ta cật lực phản đối và có hành động kiên quyết.
Đối với quân Tưởng có rất nhiều tham vọng chính trị thâm độc, ta vừa thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc đối với chúng, vừa có hành động kiên quyết với bọn tay sai của chúng. Khi Tưởng và Pháp giàn xếp với nhau để đưa quan Pháp ra Bắc, ta lại tập trung vào việc đuổi nhanh quân Tưởng về nước.
Đối với quân Pháp đang có dã tâm lập lại chế độ thuộc địa, ta đánh phủ đầu chúng ở Nam Bộ, sau đó hòa hoãn với chúng để tranh thủ thời gian chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi. Đối với bọn tay sai thân đế quốc, ta vừa tranh thủ phân hóa, cô lập chúng, vừa có hành động kiên quyết, vạch mặt chúng, trấn áp chúng.
Đến cuối tháng 12/1946 về cơ bản những âm mưu thâm độc của kẻ thù đối với Cách mạng Việt Nam đều không thực hiện được; các loại thù trong giặc ngoài bị loại dần chỉ còn lại một mình thực dân Pháp đối chọi với Việt Nam. Tuy quân xâm lược Pháp đã chiếm hầu hết Nam Bộ và nhiều nơi ở Lào, Campuchia, chúng lại đã có mặt ở Sơn La, Lai Châu. Với Hiệp ước Pháp - Tưởng ở Trùng Khánh ngày 28/2/1946, quân Pháp được hợp pháp hóa việc đem quân vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cuộc chiến tranh Pháp - Việt đứhg trước nguy cơ bùng nổ trên phạm vi toàn quốc vào đầu tháng 3/1946.
Đánh hay hòa? Dựa hẳn vào sự ủng hộ của nhân dân đối với chính phủ, bằng nhạy bén chính trị và tài mưu lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chọn việc tạm hòa hoãn với Pháp nhằm tranh thủ hòa bình để chuẩn bị thêm cho một cuộc chiến tranh khó tránh khỏi.
Ngày 6/3/1946 bản Hiệp định Sơ Bộ giữa Việt Nam và Pháp được ký kết, Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng và Pháp phải mở đàm phán với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bằng cách hợp pháp hóa sự chiếm đóng của kẻ thủ ở miền Bắc, Chính phủ Hồ Chí Minh đã chấp nhận một bước lùi để có thể thực hiện được những bước tiến mới vô cùng quan trọng.
Ngày 24/3/1946 Cao ủy Pháp ở Đông Dương D’Argenlieur mời Chủ tịch Hồ Chí Minh đàm thoại ở Vịnh Hạ Long. Từ ngày 19/4 đến ngày 10/5/1946 đàm phán trù bị Việt - Pháp ở Đà Lạt, sau đó từ ngày 16/7 đến 14/9/1946 đàm phán chính thức Việt - Pháp ở Pontainebleau và ký bản Tạm Ước mới. Ngày 16/4/1946 phái đoàn Quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm Quốc hội Pháp ngày 31/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách thượng khách của nước Pháp sang thăm chính phủ và nhân dân Pháp.
Những hoạt động ngoại giao của đoàn quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp cùng với việc ký bản Tạm Ước Pháp - Việt, đã có ý nghĩ to lớn về chính trị. Nó góp phần làm cho dư luận trong và ngoài nước, trước hết là ở Pháp thấy rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ý nguyện tự do độc lập và thực sự không muốn chiến tranh của nước Việt Nam mới.
Với những âm mưu kiên quyết đánh chiếm Việt Nam và lập lại chế độ thuộc địa, thực dân Pháp tìm mọi cách trì hoãn cuộc đàm phán, phá hoạt mọi điều họ ký kết. Từ cuối năm 1946 thực dân Pháp đã ráo riết chuẩn bị cho một cuộc vũ trang xâm lược trên toàn cõi Đông Dương, chúng âm mưu tiến hành đánh úp ta ở Hà Nội để buộc chính phủ Hồ Chí Minh phải đầu hàng.
Ngày 20/11/1946 quân Pháp đánh Hải Phòng và Lạng Sơn. Đầu tháng 12/1946 Pháp cho đổ thêm quân vào Đà Nẵng và liên tục khiêu khích ta ở Hà Nội. Ngày 16/12/1946 D’Argenlieur đòi khôi phục lại Hiệp ước năm 1883 và 1884 trong lúc Valuy triển khai kế hoạch đánh chiếm Bắc Bộ. Ngày 17/12/1946 quân Pháp tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. Ngày 18 và sáng 19/12/1946 Pháp đưa ra 3 tối hậu thư đòi ta phải đầu hàng… Thực dân Pháp đã chọn con đường chiến tranh với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Như vây, 16 tháng sau ngày Cách Mạng Cách Mạng Tháng Thành công, khó khăn phức tạp của tình hình đất nước tưởng như không thể vượt qua được, còn chiến tranh vẫn không tránh khỏi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ thực chất của tình trạng ấy “chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”. Đó cũng chính là lý do chính đáng nhất để nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
II. KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC BÙNG NỔ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC (1946 - 1953)
1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ
Chính phủ Hồ Chí Minh từ ngay sau ngày giành được độc lập đã ý thức được âm mưu chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương. Vì thế cuộc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến bảo vệ thành quả Cách Mạng Tháng Tám đã được tiến hành song với việc củng cố xây dựng chính quyền mới.
Ở Nam Bộ sau ngày 23/9/1945 việc xây dựng lực lượng mọi mặt đã được thực hiện khẩn trương. Xứ ủy Nam Bộ hợp nhất ngày 15/10/1945 từ các nhóm Tiền Phong vàGiải Phóng được củng cố đến giữa năm 1946 thành lập Xứ ủy lâm thời mới. Ủy ban hành chính Nam Bộ chuyển thành Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Các căn cứ địa hình ở Đông Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, U Minh, khu 7 xây sựng 16 chi đội vũ trang và nhiều Ban công tác, đội Cảm tử, Công an xung phong. Khu 8 và khu 9 ra sức xây dựng bộ đội du kích củng cố các đơn vị chiến đấu đã có. Chiến tranh du kích từ giữa năm 1946 trở đi đã lan rộng khắp Nam Bộ và Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên.
Tại Bắc Bộ ta tranh thủ xây dựng lực lượng cho cả nước. Từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1946 có thêm 50.000 thanh niên đầu quân. Các chi đội Nam Tiến được hình thành và đi vào chiến trường, các địa phương đều xây dựng lực lượng dân quân du kích. Ủy ban kháng chiến toàn quốc được thành lập, sau đó được đổi thành Quân sự ủy viên hội. Các cơ quan Bộ quốc phòng và quân ủy trung ương được thành lập. Các trường quân sự, trường võ bị ở Bắc Sơn. Sơn Tây, Quảng Ngãi khẩn trương đào tạo cán bộ quân sự. Cả nước chia thành 12 chiến khu. Đến cuối năm 1946 ta có lực lượng 12.000 bộ đội chính qui, hàng chục vạn quân địa phương được triển khai ở khắp nơi và sẵn sàng chiến đấu. Các phương án tác chiến được xây dựng. Đồng thời ở Bắc Bộ ta lần lượt trừng trị bọn phản động. Ngày 12/7/1946 ta khám phá và đập tan âm mưu đảo chính của bọn Quốc Dân Đảng. Tháng 11/1946 ta giải phóng các tỉnh trung du, thượng du khỏi ách chiếm đóng của bọn Tưởng và tay sai…
Tháng 12/1946 khi cuộc chiến tranh nhất quyết sẽ xảy ra, cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và thực dân Pháp đều đã sẵn sàng hành động. Pháp dự tính bằng lực lượng đã có sẽ đánh chớp nhoáng vào các cơ quan đầu não của ta ở Hà Nội, tiêu diệt bộ đội Việt Minh, đánh chiếm các thành phố lớn, buộc chính phủ Hồ Chí Minh đầu hàng và kết thúc chiến tranh. Quân xâm lược Pháp đã đẩy ta vào tình huống phải đối phó với những hành động khiêu khách gây hấn của chúng và hạn tối hậu thư đòi ta đầu hàng. Nhưng cuối cùng chúng lại bị bất ngờ trước cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ của quân dân ta.
Lúc 20 giờ ngày 19/12/1946 lệnh toàn quốc kháng chiến đã phát đi ở Hà Nội pháo binh thủ đô đã nã đại bác vào các vị trí chiếm đóng của địch, chiến lũy dựng lên, loa phát thanh kêu lên lời kêu gọi Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu là nô lệ”. Cuộc chiến đấu 60 ngày đên từ 19/12/1946 đến 17/2/1947 ở thủ đô Hà Nội diễn ra thật hào hùng như thuở nào giữa thành Hà Nội năm 1873 và năm 1882. Lịch sử hiện đại của Thủ đô Hà Nội ghi giữ những hình ảnh thật cảm động: chính trị viên đại đội Lê Gia Đính đập bom diệt cả tiểu đội địch trước thềm Bắc Bộ Phủ, trung đội trưởng Trần Thành ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch ở Chợ Hôm. Đội tự vệ Bưu Điện thành phố chiến đấu đến người cuối cùng bên bở Hồ Gươm… Quân Pháp thuộc sư đoàn bộ binh thiết giáp số 2 đã phản kích quyết liệt nhưng quân dân Hà Nội dũng cảm ngoan cường đã tiêu diệt nhiều quân xâm lược.
Cuộc chiến đấu diễn ra tại nhiều thành phố khác tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và làm thất bại âm mưu đánh mau thắng mau của chúng. Quân dân Huế chiến đấu ròng rã 50 ngày đêm trong thành phố, diệt 2.000 tên Pháp. Quân dân Đà Nẵng giam châm 10.000 quân Pháp tại đây trong 90 ngày đêm. Quân dân Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hòn Gai chiến đấu tiêu diệt gọn bọn chiếm đóng, giữ vững trận địa quê hương. Tại Sài Gòn ngày 20/12/1946 các đội Cảm tử đều đồng loạt nổ súng. Ngày 17/2/1947 Xứ ủy Nam Bộ quyết định mở một cuộc tiến công toàn Nam Bộ giam chân 40.000 quân Pháp ở đây không cho chúng đi ứng cứu.
2. Bước vào kháng chiến trường kỳ
Cùng với cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt ở các thành phố và các khu vực xung yếu, hàng loạt công việc cấp bách của cuộc kháng chiến lâu dài cũng được khẩn trương tiến hành kế hoạch tổng di chuyển các cơ quan, kho tàng máy móc từ các đô thị đưa lên vùng căn cứ đã được chuẩn bị chu đáo từ trước, nên khi chiến sự bùng nổ đã thực hiện khá nhanh và kịp thời. Từ tháng 11/1946 đến tháng 2/1947 đã có gần 40.000 tấn máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị được chuyển về Việt Bắc. Ở Bắc Bộ có gần 2/3 số các máy móc xí nghiệp được di chuyển, trên cơ sở đó ta nhanh chóng xây dựng được 57 cơ sở sản xuất công nghiệp ở vùng kháng chiến. Cơ quan đài tiếng nói Việt Nam, Kho bạc Hà Nội, trường Đại học Y khoa được di chuyển gần như toàn bộ lên chiến khu. Việt Bắc trở thành thủ đô kháng chiến.
Tiêu thổ kháng chiến cũng là một biện pháp mà dân ta biết từ lâu mỗi khi chống giặc ngoại xâm, nay lại được đem vào cuộc chống Pháp. Ngày 6/2/1947 Hồ Chủ tịch kêu gọi và phát động cuộc phá hoại để kháng chiến. Ta đã đào và đốt phá hàng ngàn cây số đường sắt, đường bộ, hàng vạn cầu cống, hàng vạn hécta cao su cùng nhiều nhà cửa, đầu máy toa xe… Tuy nhiên việc phá hoại tràn lan ở một số nơi đã gây thiệt hại lớn đến tài sản quốc gia. Nhìn chung công tác tiêu thổ kháng chiến có tác dụng tích cực lúc ban đầu, sau đó nó có ảnh hưởng không tốt đến công cuộc kiến quốc.
Thực dân Pháp bất ngờ trước cuộc toàn kháng chiến của ta, song ngay sau đó chúng lập tức phản kích chiếm lại các thành phố. Chúng hình dung đối phương mà chúng đang ứng phó là một khối hình chóp nón có đỉnh chính là cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc, cần phải tiêu diệt cơ quan đầu não ấy trước khi phá tan cái khối hình chóp kia để kết thúc chiến tranh. Tháng 9/1947 tại Sơn Tây, Cao ủy Pháp là Bolaer tuyên bố không có lý do gì để kéo dài chiến tranh. Sau đó ngày 7/10/1947 12.000 quân Pháp chia làm 3 hướng tấn công lên Việt Bắc. Địch ồ ạt tiến công và dự tính chỉ cần 3 tuần lễ sẽ đập tan đầu não Việt Minh, buộc Chính phủ Hồ Chí Minh phải đầu hàng…
Sau chỉ thị “Bolaer nói gì ta phải làm gì”, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chủ trương “Chủ trương phải phá tan cuộc tấn công Mùa Đông của giặc Pháp”. Đúng là địch mạo hiểm khi tấn công lên Việt Bắc, nhưng bộ đội Việt Minh đã chuẩn bị sẵn tình huống này và đón đánh quân đội Pháp ngay từ đầu cuộc tấn công. Sau 75 ngày đêm chống càn, quân dân Việt Bắc đã đánh bại cuộc phản công đầu tiên của Pháp, buộc Pháp phải từ bỏ chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, các cơ quan lãnh đạo kháng chiến của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được bảo toàn, quân dân cả nước vô cùng phấn khởi tin tưởng vào Chính phủ Hồ Chí Minh.
Toàn quốc kháng chiến đến bước ngoặc đầu tiên ở Việt Bắc mới chỉ gần 1 năm chiến tranh, Việt Nam không hề bị động đối phó với cuộc chiến xâm lược của Pháp, ngược lại Pháp đã 2 lần bị bất ngờ và phải thay đổi chiến lược chiến tranh. Cuộc chiến đấu không cân sức của nhân dân Việt Nam chống xâm lược đến đây chưa có nhiều thay đổi về lực lượng nhưng bước đầu đã có thay đổi về thế. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ, tự lực cánh sinh, quân ta quyết tâm làm thay đổi nhanh chóng cả thế và lực bằng quá trình kháng chiến với kiến quốc.


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam :: Hình ảnh :: Giao lưu _kết bạn-
Skin rip and fix by dothinh-11b6
Copyright © NguyenDucPN.Tk 2009 - 2010
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Empty  Free forums | © phpBB | Free forum support | Statistics | Liên hệ | Report an abuse   LICH SU VIET NAM (1945 - 1954) phan 1 Empty

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất