Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam

Mái nhà tình bạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửiThời gianNgười gửi
VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Empty VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Empty

VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Otcl1010Admin nhắn với » >> Becon_fhd : ...Hôm Nay Là Sinh Nhật Diễm Chúc Diễm Sinh Nhật Vui Vẻ, Học Tốt, Thành Công Trong Cuộc Sống NháAdmin nhắn với Hôm nay, hơn 60 triệu cử tri cả nước đi bầu cử: 7h sáng, trên khắp 63 tỉnh thành, những lá phiếu sẽ bắt đầu được thả vào hòm phiếu. Hơn 60 triệu cử tri cả nước sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII, 3.832 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 21.131 đại biểu cấp huyện và 281.491 đại biểu cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016.

63 tỉnh, thành phố có 91.438 khu vực bỏ phiếu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc mọi người 1 ngày tốt lànhvuong_club12.7pro nhắn với 5 đặc tính quý giá của dân nhậu...: 5 đặc tính quý giá của dân nhậu
1) Can đảm: Biết rượu độc hại mà vẫn uống.
2) Thật thà: Có bất kỳ chuyện gì trong lòng cũng đem ra... trình bày.
3) Dũng cảm: Chuyện gì cũng sẵn sàng làm, kể cả hái sao trên trời.
4) Giản dị: Đâu đâu cũng là nhà, chỗ nào cũng làm giường ngủ được.
5) Có lòng yêu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc các em lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi TN và ĐH-CĐ thật tốt! Tụi anh luôn bên cạnh mấy em bounce bounce Admin nhắn với » Chiplove: ...Thật lòng anh mong em ấm nồng......girl_pn nhắn với » Vuong_club: I LOVE YOU giả vờ tui nháAdmin nhắn với » Tất cả các mem: ...Hiện nay diễn đàn học sinh Nguyễn Dục đã có thêm mục gởi thông điệp yêu thương cho các thành viên.Admin nhắn với » Tất cả member: ...i love you so muchAdmin nhắn với » Tất cả member: ...Các bạn ơi hè lại về rồi bounce Admin nhắn với » Tất cả member: test thử
VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Otcr1010
Gửi đến :
Nội dung thông điệp


VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Feb 24, 2011 12:29 pm
VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_06
VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_01VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_02_newsVIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_03
VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_04_newVIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_06_news
VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_07VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_08_newsVIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Bgavatar_09
[Thành viên] - haitd
Cấp: MEMBER
Cấp: MEMBER
Tổng số bài gửi : 39
Join date : 21/02/2011
Age : 32
Đến từ : tam ky

VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Vide

Bài gửiTiêu đề: VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1)
http://haitd.bolgxinh.com

Nguồn : Http://www.nguyenduc.sos4um.com/t46-topic

Tiêu Đề : VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1)

http://nguyenducpn.tk - Kết Nối Cộng Đồng Nguyễn Dục Online

--------------------------------------------------
VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945
VIỆT NAM TỪ SAU KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(1930 - 1945)

I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG SAU KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
1. Tình hình đất nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn phát xít. Nước Pháp bước vào khủng hoảng có muộn hơn nhưng lại kéo dài và cũng như nhiều đế quốc khác muốn thoát khỏi tình trạng bi thảm của cuộc khủng hoảng, giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả nặng nề của nó lên đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
Đông Dương lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế từ rất sớm và ngày càng trầm trọng. Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản bị sụt nhanh chóng: giá gạo từ 13,1 đ/tạ năm 1930 xuống còn 3,2 đ/tạ năm 1933; giá cao su từ 20 france/kg năm 1929 xuống còn 4 france/kg năm 1931. Hàng ngàn hécta đồng ruộng bị bỏ hoang, hàng trăm đồn điền bị thu hẹp diện tích hoặc ngưng hoạt động. Từ năm 1930 - 1933 diện tích đất hoang hóa từ 200.000 ha - 500.000 ha. Sản xuất gạo giảm từ 1.797.000 tấn năm 1928 xuống còn 959.000 tấn năm 1931.
Sản xuất công nghiệp cũng bị đình đốn, nhất là ngành khai mỏ. Hàng loạt nhà máy xí nghiệp đóng cửa, thương mại xuất nhập khẩu đều bị sút giảm, trị giá xuất khẩu giảm từ 18.000.000 đồng Đông Dương (năm 1929) chỉ còn 10.000.000 đồng Đông Dương (năm 1934), hàng vạn công nhân và lao động bị sa thải hoặc nghỉ việc.
Để góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế ở chính quốc và giữ cho Đông Dương trong quỹ đạo thực dân, thực dân Pháp cho ngưng lại cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II theo quy mô lớn đang diễn ra, đồng thời chúng khẩn trương áp dụng những biệp pháp cấp thiết ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trước hết là việc Pháp cho thắt chặt hàng rào thuế quan, chỉ ưu tiên cho hàng hóa Pháp vào Đông Dương, kiên quyết giành độc quyền thương mại ở thị trường này. Hàng Pháp vào Đông Dương từ chỗ chỉ chịu mức thuế thấp nhất (2,5%) đến việc miễn thuế hoàn toàn, trong khi hàng các nước vào thị trường này chịu thuế ngày một cao, có thứ phải nộp thuế 100% giá trị hàng hóa.
Việc tăng thuế cũng là một biện pháp sớm được chú ý. Thuế thân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ tăng 20%, thuế môn bài tăng từ 3 - 8 lần. Các biện pháp thu tài chính khác ở Đông Dương như mở công trái, lạc quyên, vay dài hạn… cũng được áp dụng, tất cả đã đem về cho ngân sách liên bang một nguồn thu lớn và tăng nhanh. Chỉ tính năm 1930 có 17 khoản thu ngoài thuế đã đem về cho ngân sách 117.000.000 đồng. Chính phủ Pháp còn quy định lại giá trị đồng bạc Đông Dương, tiến hành thu bạc cũ đổi bạc mới có lượng bạc kém hơn. Chỉ tính khoản thu chênh lệch 7 gram/ đồng đã thu được 49.000.000 đồng.
Đối với chủ tư bản người Pháp ở thuộc địa, chính quyền thực hiện “trợ cấp tài chính” để giúp họ khỏi bị phá sản. Một số nhà tư bản được hợp nhất lại cả vốn liếng vào quy mô kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn để tồn tại và phát triển, nhất là trong các ngành trồng lúa, cao su, cà phê. Trong quan hệ chủ - thợ, chính phủ thực dân cho ban hành một số quy chế lao động mới như chế độ lao động đới với phụ nữ, trẻ em, trách nhiệm vi phạm luật lệ lao động, hoà giải tranh chấp về lao động…, nhìn chung là các “qui chế” này chỉ nhằm bảo vệ cho giới chủ tư bản, góp phần xoa dịu bởi mâu thuẫn của giới lao động.
Về chính trị - xã hội, chính quyền thực dân ở Đông Dương thi hành chính sách hai mặt. Một mặt là đẩy mạnh các biện pháp văn hóa giáo dục, tuyên truyền lôi kéo người bản xứ, tranh thủ các tầng lớp thượng lưu, tô vẽ cho cái gọi là “văn minh khai hóa”, đề cao tư tưởng chống cộng, coi chống cộng là một chủ thuyết trong các hoạt động chính trị - xã hội.
Mặt khác chúng thi hành chính sách khủng bố trắng một cách tàn bạo ở cả thành thị và thôn quê, nhất là từ sau khởi nghĩa Yên Bái tháng 2/1930. Bạo lực của chính quyền thực dân đã gây ra nhiều tổn thất cho các lực lượng yêu nước, nhưng địch vẫn không tạo được sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội, ngược lại nó chỉ làm ngột ngạt thêm không khí ở thuộc địa, làm âm ỉ thêm trong lòng xã hội những ngọn lửa đấu tranh quyết liệt mà thôi.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc địa Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên. Giai cấp nông dân và giai cấp vô sản là hai bộ phận đông đảo nhất trong xã hội, cũng là hai đối tượng chủ yếu của chính sách bóc lột vơ vét của tư bản Pháp ở thuộc địa. Họ lại có đời sống bị bần cùng hóa và hiện đang bị đe dọa trực tiếp bởi nạn chết đói, thất nghiệp không có cách nào chống đỡ. Người Pháp lúc đó đã tận mắt nhìn thấy và loan báo “người ta có thể cầm chắc là nông dân sống ở cái mức cùng cực của đói kém và nghèo khổ”, còn công nhân thì những người chưa bị sa thải có đồng lương “không bao giờ vượt quá từ 2 - 2,5 france/ ngày (tức là 20 - 25 xu/ ngày). Trong các xưởng dệt ngày làm việc từ 7 giờ sáng đế 9 giờ tối, ở các đồn điền công nhân phải làm việc từ 15 - 16 giờ một ngày…”. Do đó các tầng lớp lao động như nông dân, thợ thủ công, vô sản, cùng những người làm nghề tự do ở cả thành thị và thôn quê, đều mong muốn đấu tranh cải thiện đời sống và chống lại xã hội thuộc địa.
Song ngay cả trong giai cấp địa chủ, tư bản và tầng lớp thượng lưu bản xứ cũng có những bộ phận gặp nhiều khốn khó vì bị phá sản, bị chèn ép, bị vỡ nợ bởi thuế má ngày một cao và không đủ sức cạnh tranh với tư bản Pháp. Từ năm 1929 - 1933 ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn có 502 vụ án khánh tận và 160 vụ án phát mãi tài sản.
Đó cũng là lúc các thuộc địa nói chung, Đông Dương nói riêng, từ trong cùng cực của đời sống kinh tế, phải giải phóng khỏi ách thống trị của ngoại bang bằng chính sức mạnh của mình. Đông Dương trong cuộc khủng hoảng kinh tế không còn bình yên như trước nửa, đã trở thành một Đông Dương sôi động trong sự phân hóa của xã hội thuộc địa. Điều kiện vật chất xã hội ấy là cơ sở cho sự phát triển các tư tưởng mới đang du nhập vào Việt Nam.
Tư tưởng tư sản tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận xã hội nhưng kể từ sau thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, những bộ phận tích cực đi theo đường lối ấy bị thất bại và tan vỡ về tổ chức làm cho nhiều người mất phương hướng, một số đi theo đường lối cải lương thì được tán dương chủ thuyết Pháp - Việt đề huề, hoặc lao sâu vào con đường tiêu cực chống phá cách mạng giải phóng dân tộc. Trong lúc đó tư tưởng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần chiếm ưu thế. Sự xuất hiện Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930 khác hẳn sự ra đời của các tổ chức chính trị đương thời, đã thu hút sự chú ý của đông đảo các giai tầng xã hội.
Sự tuyên truyền chống cộng đã phản tác dụng, vô hình chung lại đề cao chủng nghĩa Cộng sản. Đó cũng là lúc hình ảnh nhà nước công - nông ở Liên Xô đang có sức thuyết phục khá lớn, nhiều dân tộc bị áp bức đang mơ ước chế độ Xô - Viết… Như thế một thời kỳ đấu tranh cách mạng đi theo xu hướng mới nhất định sẽ bùng nổ.
2. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh
Ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi, con đường Cách mạng vô sản đã dẫn dắt nhân dân ta đấu tranh bằng những cao trào rộng lớn. Mở đầu cho những bước phát triển mới là sự bùng nổ cao trào chống đế quốc phong kiến những năm 1930 - 1931, đỉnh cao là sự xuất hiện và tồn tại của các Xô - Viết ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Không phải là do “Cộng sản kích động” như các quan chức thực dân lúc ấy nhận định, cao trào cách mạng những năm 1930 - 1931 bùng nổ ngay sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, là hậu quả của những chính sách kinh tế - xã hội của thực dân Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn này. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã kịp thời đưa ra đường lối phù hợp nhất với nguyện vọng đấu tranh của xã hội lúc đó, vì vậy Đảng Cộng Sản đã trở thành người lãnh đạo phong trào dân tộc.
Bắt đầu là những cuộc đấu tranh ôn hòa ủng hộ các chiến sĩ Yên Bái, chống chính sách khủ bố trắng của Pháp, nổ ra từ tháng 2 - 4/1930. Phong trào được mở màn bằng các cuộc bãi công ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, lan nhanh ra khắp thành thị và thôn quê ở Bắc - Trung - Nam. Qua đó các Đảng bộ địa phương được thống nhất về tổ chức, quần chúng công nông được tập hợp lại, tinh thần đấu tranh của nhân dân tiếp tục được hâm nóng lên và gây dựng phong trào thành phong trào mới.
Ngày 1/5/1930 nhân kỷ niệm Quốc Tế Lao động, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ động giành lấy việc phát động phong trào trên phạm vi toàn quốc với 2 lực lượng đông đảo nhất là vô sản và nông dân cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở các thành phố lớn và nhiều vùng thôn quê. Những cuộc mít - tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng kỷ niệm ngày 1/5 được tổ chức thật rầm rộ. Trong đó cuộc mít - tinh ở Vinh - Bến Thủy đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Quần chúng rất căm phẫn, được nhân dân các vùng xung quanh ủng hộ, họ tiếp tục đấu tranh chống khủng bố.
Phong trào của công nông từ Vinh - Bến Thủy lan nhanh sang các huyện, tổng của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Với sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân theo lời kêu gọi của Xứ ủy Trung Kỳ. Chỉ 3 tháng kể từ 1/5/1930 ở Nghệ An và Hà Tĩnh có 97 cuộc đấu tranh. Đó là bước chuẩn bị trực tiếp đưa phong trào ở đây lên đỉnh cao.
Từ cuối tháng 8/1930 những cuộc biểu tình với quy mô lớn ở các vùng nông thôn 2 tình Nghệ An và Hà Tĩnh đã lôi kéo hàng chục ngàn người kết thành một khối, mít - tinh biểu tình, biểu dương lực lượng. Cuộc đấu tranh nọ kế tiếp cuộc đấu tranh kia nổ ra không dứt và chuyển sang bạo động. Ngày 30/8/1930, hơn 3 ngàn nông dân huyện Nam Đàn biểu tình kéo đến huyện lỵ phá huyện đường. Ngày 1/9/1930, gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương đấu tranh với khí giận ngút trời. Ngày 7/9/1930 hơn 3000 nông dân huyện Can Lộc kéo vào huyện đường đốt sổ sách, giấy tờ, sổ sách của chính quyền tay sai, phá nhà lao. Ngày 12/9/1930, hơn 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên biểu tình và bị đàn áp dã man tại ga Yên Xuân nhưng quần chúng vẫn không nao núng, họ càng tập họp đông hơn và xông lên tấn công vào hệ thống chính quyền địch ở cơ sở. Quần chúng nông dân các vùng nông thôn được công nhân các nhà máy, xí nghiệp ở Vinh, Bến Thủy ủng hộ, đã biểu dương sức mạnh đoàn kết, lòng căm thù, ý chí quyết đấu đòi tự do cuộc sống. Trong quá trình đó sự tàn bạo của kẻ thù càng làm cho nhân dân sôi sục.
Trước khí thế “xông lên chọc trời” của quần chúng cách mạng, chính quyền thực dân phong kiến ở nhiều nơi của Nghệ An - Hà Tĩnh đã bị tan rã, hoặc tê liệt, bỏ chạy. Trong tình hình đó các chi bộ Đảng và tổ chức Nông Hội Đỏ ở các thôn - xã đứng ra quản lý, điều hành mọi hoạt động trong địa phương thay thế vào vị trí các cơ sở chính quyền địch đã bỏ trống. Dựa theo những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô Viết ở nước Nga qua các tài liệu và báo chí của Đảng, người ta gọi các tổ chức vừa dựng lên là Xã Bộ Nông, Thôn Bộ Nông hoặc các Xô Viết.
Mặc dù còn sơ khai nhưng các Xô Viết Nghệ Tĩnh đã có thực chất là một chính quyền cách mạng của công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng tiên phong của nó. Việc đập tan bộ máy chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới, tổ chức một xã hội mới dân chủ tự do thật sự cho nhân dân lao động, tích cực bảo vệ chính quyền vừa giành được…, đó là những nhiệm vụ lớn lao mà các Xô Viết đã bước đấu thực hiện, nhất là các Đảng bộ ở đây chưa sẵn sàng, các điều kiện chủ quan, khách quan, thuận lợi của cách mạng cả nước chưa có, những việc làm tích cực đó còn là sự đột phá táo bạo.
Các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh chỉ được tồn tại chưa đầy 8 tháng, kể từ tháng 9/1930, nhưng đã có nhiều cố gắng sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội. Đó là những hoạt động bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công; chia lại đất công cho nông dân nghèo kể cả nam và nữ; quy định lại tô tức; tổ chức sản xuất chung; trợ cấp gia đình thiếu túng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu; lập Đội Tự Vệ Đỏ; xây dựng các đoàn thể quần chúng… Chính bọn tay sai của thực Pháp cũng phải thừa nhận một thực tế trong các Xô Viết: “Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình người chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình, cho cả những người nghèo khổ nữa. Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị những người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm các hội hè cúng tế trong làng…”
Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều lực lượng trong, ngoài nước lúc đó. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng Sản Đông Dương, cả nước dấy lên phong trào đấu tranh, ủng hộ Xô Viết, chống khủng bố trắng. Nguyễn Ái Quốc và Quốc Tế Cộng Sản rất chú ý theo dõi và góp ý kiến cho những người cộng sản Đông Dương để bảo vệ các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh. Ở các nước Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động báo chí và xã hội ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Còn bọn thực dân phong kiến thì vô cùng hoảng sợ. Chúng cho rằng “Từ khi nước Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, chưa bao giờ có một nguy cơ nào đe dọa sự an nguy nội bộ của mình lớn hơn, thực sự hơn” và nó “Rất trầm trọng… tầm rộng lớn của nó đã làm chúng ta sửng sốt…”. Chính vì vậy từ Toàn quyền Đông Dương Pasquier, Khâm sứ Trung Kỳ Le Fol đến các lực lượng tay sai trong chính phủ Nam triều, đều trực tiếp đến Nghệ An - Hà Tĩnh để vạch kế hoạch bình định. Sau đó là hàng loạt biện pháp tàn bạo và nham hiểm cùng với các biện pháp lừa bịp của chúng đã được tung ra để đàn áp các Xô Viết.
Đồn bót được dựng lên dày đặc, binh lính các nơi được điều động về, bắn giết bắt bớ giam cầm là những hoạt động đầu tiên của những công cụ bạo lực mà chính quyền thực dân đối phó với phong trào quần chúng. Các chính sách “Lấy quan nhà trị dân nhà”, “Buộc dân cày ra đầu thú” được đem ra áp dụng. Chúng “Phát thẻ quy thuận”, tổ chức “Rước cờ vàng”, chúng lập “Xã đoàn”, dùng sách báo tranh ảnh tuyên truyền vu cáo nói xấu công sản… Trong thực tế lúc ấy địch chỉ cần dùng 1 biện pháp quân sự cũng thừa sức để đàn áp các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh, nhưng chúng đã không từ một biện pháp nào kể cả các biện pháp kinh tế xã hội và lừa mị để đánh phá cách mạng. Đến giữa năm 1933 các Xô Viết Nghệ Tĩnh lần lượt thất bại.
Tuy nhiên, đó không phải là sự thất bại của đường lối và phương pháp Cách mạng vô sản. Xô Viết Nghệ Tĩnh và cả phong trào cách mạng 1930 - 1931 là minh chứng hùng hồn nhất cho truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm kiên cường, sức sống mãnh liệt và sức sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam. Nó khẳng định trong thực tế: Đường lối cách mạng, uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng, của giai cấp vô sản Việt Nam. Nó sáng tạo ra nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách mạng; đồng thời nó để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho những người yêu nước và cách mạng đang đấu tranh cho nền tự do và độc lập của tổ quốc.
Về vị trí của cao trào cách mạng này, Đảng ta đã đánh giá: “Trực tiếp mà nói, không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 - 1931 trong đó công - nông đã vung ra nghị lực cách mạng phi thường của mình thì không thể có cao trào những năm 1936 - 1939”. Cao trào đấu tranh cách mạng 1930 -1 931 đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, là “Bước thắng lợi đấu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng.”


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam :: Hình ảnh :: Giao lưu _kết bạn-
Skin rip and fix by dothinh-11b6
Copyright © NguyenDucPN.Tk 2009 - 2010
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Empty  Free forums | © phpBB | Free forum support | Statistics | Liên hệ | Report an abuse   VIET NAM GIAI DOAN 1930 - 1945(phan1) Empty

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất