Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn học sinh trường THPT Nguyễn Dục- Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam. Đây là nơi chia sẽ, giao lưu, học hỏi.
Hãy đăng ký thành viên của diễn đàn bạn nhé!
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam

Mái nhà tình bạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửiThời gianNgười gửi
cac tran chien Empty cac tran chien Empty

cac tran chien Otcl1010Admin nhắn với » >> Becon_fhd : ...Hôm Nay Là Sinh Nhật Diễm Chúc Diễm Sinh Nhật Vui Vẻ, Học Tốt, Thành Công Trong Cuộc Sống NháAdmin nhắn với Hôm nay, hơn 60 triệu cử tri cả nước đi bầu cử: 7h sáng, trên khắp 63 tỉnh thành, những lá phiếu sẽ bắt đầu được thả vào hòm phiếu. Hơn 60 triệu cử tri cả nước sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII, 3.832 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 21.131 đại biểu cấp huyện và 281.491 đại biểu cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016.

63 tỉnh, thành phố có 91.438 khu vực bỏ phiếu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc mọi người 1 ngày tốt lànhvuong_club12.7pro nhắn với 5 đặc tính quý giá của dân nhậu...: 5 đặc tính quý giá của dân nhậu
1) Can đảm: Biết rượu độc hại mà vẫn uống.
2) Thật thà: Có bất kỳ chuyện gì trong lòng cũng đem ra... trình bày.
3) Dũng cảm: Chuyện gì cũng sẵn sàng làm, kể cả hái sao trên trời.
4) Giản dị: Đâu đâu cũng là nhà, chỗ nào cũng làm giường ngủ được.
5) Có lòng yêu …
Admin nhắn với » Tất cả các em lớp 12/7 khóa 3: ...Chúc các em lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi TN và ĐH-CĐ thật tốt! Tụi anh luôn bên cạnh mấy em bounce bounce Admin nhắn với » Chiplove: ...Thật lòng anh mong em ấm nồng......girl_pn nhắn với » Vuong_club: I LOVE YOU giả vờ tui nháAdmin nhắn với » Tất cả các mem: ...Hiện nay diễn đàn học sinh Nguyễn Dục đã có thêm mục gởi thông điệp yêu thương cho các thành viên.Admin nhắn với » Tất cả member: ...i love you so muchAdmin nhắn với » Tất cả member: ...Các bạn ơi hè lại về rồi bounce Admin nhắn với » Tất cả member: test thử
cac tran chien Otcr1010
Gửi đến :
Nội dung thông điệp


cac tran chienXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Wed Feb 23, 2011 11:25 am
cac tran chien Bgavatar_06
cac tran chien Bgavatar_01cac tran chien Bgavatar_02_newscac tran chien Bgavatar_03
cac tran chien Bgavatar_04_newcac tran chien Bgavatar_06_news
cac tran chien Bgavatar_07cac tran chien Bgavatar_08_newscac tran chien Bgavatar_09
[Thành viên] - haitd
Cấp: MEMBER
Cấp: MEMBER
Tổng số bài gửi : 39
Join date : 21/02/2011
Age : 32
Đến từ : tam ky

cac tran chien Vide

Bài gửiTiêu đề: cac tran chien
http://haitd.bolgxinh.com

Nguồn : Http://www.nguyenduc.sos4um.com/t37-topic

Tiêu Đề : cac tran chien

http://nguyenducpn.tk - Kết Nối Cộng Đồng Nguyễn Dục Online

--------------------------------------------------
TRẬN CẦU GIẤY:
1. Trận quân Pháp bị phục kích (21.12.1873) sau khi Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất (20.11.1873). Quân Cờ Đen phối hợp với quân triều đình thuộc trấn Sơn Tây phục kích ở Cầu Giấy và cho quân tiến đánh thành Hà Nội. Quân Pháp, do đại uý Gacniê (F. Garnier) chỉ huy chống lại và truy kích ra đến Cầu Giấy thì lọt vào ổ phục kích, toàn bộ toán truy kích bị tiêu diệt (cả Gacniê). Sau TCG, Pháp kí thoả ước 5.1.1874, trả lại thành Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, chỉ lập một cơ quan công sứ ở Hải Phòng.

2. Trận chiến đấu phản kích của quân triều đình Huế và quân Cờ Đen (19.5.1883), đánh lui tiến công của quân Pháp. Dựa vào các làng nằm ở phía tây sông Tô Lịch, đoạn qua Cầu Giấy, quân triều đình và quân Cờ Đen đã chặn đứng và đánh bại quân tiến công của 5 đại đội quân Pháp, do trung tá hải quân Rivie (H. Rivière) chỉ huy. Trong TCG lần này, Pháp chết 33 (có 5 sĩ quan trong đó có cả Rivie), bị thương 51 (có 6 sĩ quan), buộc họ phải tháo chạy về Đồn Thuỷ.
TRẬN BA ĐÌNH (18.12.1886 - 20.1.1887):
tác chiến phòng ngự bảo vệ căn cứ Ba Đình (x. Ba Đình) của nghĩa quân, do Đinh Công Tráng, Phạm Bành và Trần Xuân Soạn trực tiếp chỉ huy. Gồm 2 đợt: Đợt 1: ngày 18.12.1886, nghĩa quân đánh lui cuộc tiến công đầu tiên của quân Pháp từ hai hướng: hướng tây nam do trung tá Metzanhzơ (Metzinzer) và hướng đông bắc do trung tá Đôt (Dodds) chỉ huy. Sau đợt này, thấy không thể thắng nhanh được, nên từ 31.12, quân Pháp chuyển sang bao vây. Đợt 2: 6.1.1887 - 20.1.1887, Pháp lại tiến công đợt 2, do trung tá Đôt chỉ huy, nhưng không thành công, đành rút ra xa để tổ chức bao vây chặt và chờ xin viện binh. Không thể để Ba Đình tồn tại giữa vùng đồng bằng giáp ranh Thanh Hoá và Ninh Bình như một thách thức kiêu hãnh, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Pháp quyết định: nâng số quân Pháp đánh Ba Đình lên 3.530 lính (trong đó có 1.580 lính Âu và 1.950 lính bản xứ); đưa số pháo sử dụng lên 36 khẩu; tăng cường 5 nghìn dân binh và giáo dân của linh mục Trần Lục; cử đại tá Brixô (Brissaud) làm tổng chỉ huy và xiết chặt hơn nữa việc bao vây Ba Đình với quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn căn cứ Ba Đình, bắt sống hoặc giết Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Trần Xuân Soạn. Tuy Pháp đã nỗ lực cao độ nhưng vẫn không đạt các mục đích đề ra. Sau hơn một tháng chiến đấu phòng ngự, đánh bật hai đợt tấn công quy mô lớn của Pháp, nghĩa quân Ba Đình đã tiến hành tác chiến phá vây vào đêm 20 rạng ngày 21.1.1887, rút về căn cứ dự phòng Mã Cao

TRẬN BA GIA (29 - 31.5.1965):
trận chiến đấu góp phần đẩy nhanh sự phá sản của "chiến tranh đặc biệt" trên chiến trường Quân khu V. Do trung đoàn 1 bộ binh Quân khu V tiến đánh một chiến đoàn, hai tiểu đoàn bộ binh hải quân và ba tiểu đoàn biệt động quân Sài Gòn. Diễn ra tại thị trấn Ba Gia, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Bằng nhiều phương pháp tác chiến như vây đồn diệt viện, phục kích, tập kích... phối hợp theo một ý định thống nhất, bộ đội Việt Nam đã chủ động điều động và diệt từng tiểu đoàn quân đối phương trong tiến công vận động. Đã diệt gọn bốn tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn khác. Là trận chiến đấu có hiệu suất cao, lần đầu diệt gọn chiến đoàn quân Sài Gòn, đánh dấu sự trưởng thành quan trọng về tổ chức chỉ huy và vận dụng linh hoạt các phương pháp chiến đấu của quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, là một trận đánh nổi tiếng trong "chiến tranh đặc biệt".
TRẬN BẠCH ĐẰNG (9.4.1288):
trận quyết chiến chiến lược kết thúc Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 - 88). Xảy ra giữa quân nhà Trần (Trần Hưng Đạo chỉ huy) và đạo quân thuỷ binh Nguyên (Ô Mã Nhi chỉ huy) trên đoạn sông Bạch Đằng, từ ngã ba Đụn đến ngã ba Sông Chanh (khoảng 30 km). Đạo thuỷ binh Nguyên gồm khoảng 500 tiêu thuyền (thuyền hành quân) với 50 nghìn quân; ngoài ra để chi viện cho đạo thuỷ binh rút theo đường sông, Thoát Hoan (tổng chỉ huy quân Nguyên) phái một lực lượng kị binh tinh nhuệ (Trình Bằng Phi và Đại Truật chỉ huy) men theo đường bộ dọc tả ngạn sông Bạch Đằng để hộ tống, sau đó quay trở lại Vạn Kiếp để rút lui theo đường bộ cùng Thoát Hoan. Ý định tác chiến của quân Trần: phục kích đường sông mà quyết chiến điểm là đoạn sông Đá Bạc đến ngã ba Sông Chanh (khoảng 10 km); cắt đứt liên hệ giữa kị binh và thuỷ binh để thuận lợi cho việc tiêu diệt đạo thuỷ binh; khống chế được tốc độ và hướng hành quân của quân Nguyên vào trận địa đã chuẩn bị sẵn đúng thời gian dự kiến, phù hợp với thuỷ triều sông Bạch Đằng [tốc độ nước triều rút trung bình 0,3 m/giờ; biên độ nước triều ngày 9.4.1288 là 2,3 m; thời gian nước rút khoảng 2 - 10 giờ sáng ngày 9.4.1288; thời gian tác chiến có lợi nhất khoảng từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão) là lúc đỉnh cọc còn cách mặt nước khoảng 1-1,5 m...]. Ngày 30.3, quân Nguyên xuất phát từ Lục Đầu. Ngày 4.4, lực lượng kị binh của Trình Bằng Phi đến Đông Triều; còn đạo quân thuỷ binh của Ô Mã Nhi mãi đến ngày 8.4 mới đến ngã ba Đụn. Trên đường bộ, kị binh bị chặn đánh mạnh, mất liên lạc với đạo thuỷ binh nên buộc phải quay về nơi xuất phát, để mặc đạo thuỷ binh tiến vào vùng nguy hiểm. Để cho đạo thuỷ binh địch không xuôi theo dòng Sông Giá mà phải theo dòng sông Đá Bạc xuôi ra biển. Tại Chúc Động, quân Trần vừa nghi binh vừa chốt chặn quyết liệt, cuối cùng đã đẩy lui được đội thuyền chiến tiên phong của Ô Mã Nhi do Lưu Khuê chỉ huy, bắt được 20 tiêu thuyền, buộc địch phải quay lại ngã ba Đụn để xuôi theo sông Đá Bạc, theo đúng ý định của quân Trần. Vào khoảng sáng sớm ngày 9.4, tại quyết chiến điểm, quân Trần vừa khiêu khích để nhử quân Ô Mã Nhi vào bãi cọc vừa tiến công bằng tên, đạn kết hợp với hoả công đã đánh chìm hơn 100 tiêu thuyền, thu gần 400 tiêu thuyền và bắt sống hầu hết các tướng chỉ huy như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ... Trong lịch sử các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của các triều đình phong kiến phương Bắc, tại khúc sông Bạch Đằng này, đây là lần thứ ba quân xâm lược bị đại bại (x. Chiến thắng Bạch Đằng). Đây là một trận nổi tiếng của quân dân nhà Trần; do mưu hay kế hiểm, tạo thế tạo thời mà giành thắng lợi vẻ vang.
TRẬN BÀU BÀNG (12.11.1965):
trận tập kích của Sư đoàn 9 (Quân Giải phóng Miền Nam) vào Lữ bộ binh 3, Sư đoàn bộ binh 1 Mĩ đóng quân dã ngoại tại ấp Bàu Bàng (bắc Thủ Dầu Một 25 km). Từ 5 giờ 30 phút, sau hơn 2 giờ chiến đấu, đã đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bộ binh, phá huỷ 39 xe tăng, xe bọc thép, 6 pháo 105 mm. Là trận đánh Mĩ ban ngày đầu tiên cấp sư đoàn, thể hiện khả năng đánh tiêu diệt quân Mĩ của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
TRẬN BIÊN HOÀ (1.11.1964):
trận tập kích lần đầu bằng hoả lực pháo binh vào sân bay Biên Hoà trong Kháng chiến chống Mĩ (1954 - 75). Do Đoàn 563 tiến hành lúc 0 giờ 26 phút bằng 2 pháo 70 mm, 1 ĐKZ 75,7 cối 81 mm, với 156 viên đạn các loại. Bố trí pháo ở cự li bắn có hiệu quả nhất, pháo binh đã phá huỷ 7 và làm bị thương 18 máy bay các loại, giết 4 và làm bị thương 33 lính Mĩ và lính Sài Gòn (theo công bố của Mĩ). TBH mở đầu cho cách đánh độc lập của pháo binh trên chiến trường Miền Nam trên cơ sở kế thừa và phát triển cách đánh này trong Kháng chiến chống Pháp (1945 - 54). Là trận chiến đấu có hiệu suất cao, có ý nghĩa vượt khỏi tầm chiến thuật và đặc biệt là một cách đánh rất khó đối phó.

TRẬN BÌNH LỆ NGUYÊN (1.1258):
trận chiến đấu của quân Trần (Trần Thái Tông và Lê Phụ Trần chỉ huy) nhằm trì hoãn bước tiến của quân Mông Cổ (Ngột Lương Hợp Thai) tại cánh đồng Bình Lệ (nay thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, bắc Hà Nội khoảng 30 km (x. Bình Lệ Nguyên), trong cuộc Kháng chiến chống Mông Cổ 1258. Tại đây, quân Mông Cổ vượt Sông Hồng dùng kị binh tiến công từ nhiều phía. Quân Trần (Lê Phụ Trần) chống cự mãnh liệt nhưng không chế ngự được kị binh trên địa hình trống trải nên phải rút về Phù Lỗ, phá cầu và bố trí ở nam sông chặn địch. Đại quân (Trần Thái Tông) rút về bố trí ở Đông Bộ Đầu, gần Thăng Long (x. Trận Đông Bộ Đầu).
TRẬN BỒ BỒ (19.7.1954):
trận tập kích của Tiểu đoàn 20 bộ đội Quảng Nam - Đà Nẵng được tăng cường 2 đại đội vào 2 tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh thuộc binh đoàn cơ động của Pháp tại Bồ Bồ (Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Diệt, bắt gần 700 địch (hầu hết lính Âu, Phi) trong đó có đại tá chỉ huy. Là trận thắng lớn của quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong giai đoạn kết thúc Kháng chiến chống Pháp (1945 - 54).
TRẬN BỐI THUỶ (204 TCN.):
trận chiến ở Bối Thuỷ (Beishui) giữa 50 nghìn quân Hàn Tín (Han Xin) nhà Hán (Han) (206 tCn. - 220) và khoảng 100 nghìn quân Triệu, do Triệu Vương (Zhao Wang - tức Triệu Yết) và tướng Trần Dư (Chen Yu) chỉ huy phòng thủ Tỉnh Hình (Jingxing), Hà Bắc (Heibei), Trung Quốc. Trong trận này, Hàn Tín dùng mưu lừa quân Triệu rời khỏi thành để đánh chiếm, đồng thời bố trí đội hình dựa lưng vào sông với dụng ý "hãm quân vào đất chết rồi sau mới sống" khiến quân Triệu thêm chủ quan. Mở đầu, quân Hán đánh thành rồi vờ thua rút chạy, quân Triệu rời khỏi thành truy kích. Đến bờ sông bất ngờ quân Hán quay lại đánh mạnh, đồng thời tập kích chiếm thành, kết hợp với 5 nghìn kì binh đánh chiếm thành khi đại quân của Trần Dư đánh nhau với Hàn Tín ở ngoài thành, hãm quân Triệu vào thế bị bao vây và tan vỡ. TBT là một điển hình lấy ít thắng nhiều bằng mưu, là một trận nổi danh trong lịch sử chiến tranh thế giới. Đây là mưu kế kết hợp dùng chính binh và kì binh để đánh thắng quân đối phương.
TRẬN BÔRÔĐINÔ (1812):
trận phòng ngự có ý nghĩa chiến lược của quân đội Nga [do Kutuzôp (M. I. Kutuzov) chỉ huy, 132 nghìn người, 640 pháo] chống lại quân đội Pháp [do Napôlêông I (Napoléon I - Napoléon Bonaparte) chỉ huy, 135 nghìn người, 587 pháo]. Diễn ra ở gần làng Bôrôđinô (Borodjno) phía tây Matxcơva khoảng 120 km. Sau khi đột nhập vào Nga ngày 24.6.1812, đến ngày 18.8 quân Pháp đã chiếm được Xmôlenxkơ (Smolensk). Kutuzôp quyết định tổ chức phòng ngự ở trận địa có chuẩn bị sẵn gần Bôrôđinô. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt trong ngày 7.9 giữa cánh trái của quân Nga [Tập đoàn quân 2, Bagratiôn (Bagration)] và chủ lực quân Pháp [các quân đoàn của Nây (M. Ney), Đavu (L. N. Davout), Muyra (J. Murat) và Pôniatôpxki (J. Poniatowski)]. Cả hai bên đều thiệt hại nặng nề (Pháp 58 nghìn, Nga 44 nghìn); quân Pháp không chọc thủng được phòng tuyến của quân Nga. Nhưng sau đó, Kutuzôp khôn khéo quyết định rút quân về Tarutinô (Tarutino; tây nam Matxcơva). Pháp vội tiến chiếm Matxcơva (14.9), nhưng đánh Tarutinô lại không thành công (18.10) và phải từ bỏ ý định đánh Nga, bắt đầu rút khỏi Matxcơva (19.10). Trên đường rút lui, quân Pháp bị truy kích và thất bại thảm hại. Về cuối đời, Napôlêông thừa nhận TB là "trận khủng khiếp nhất" trong tất cả các trận mà ông đã trải qua
TRẬN CÁI NƯỚC (10.9.1963):
trận tập kích của Tiểu đoàn bộ binh 306 (bộ đội chủ lực Quân khu 9) và đại đội bộ đội địa phương huyện Cái Nước vào chi khu quân sự Cái Nước (tây nam thị xã Cà Mau 32 km) do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Vào lúc 0 giờ ngày 10.9 ta nổ súng tiến công, sau hơn 1 giờ chiến đấu làm chủ chi khu quận lị, diệt và bắt 176 địch (có quận trưởng, quận phó), thu 94 súng, nhiều đồ dùng quân sự. Cùng với trận Đầm Dơi (10.9.1963), TCN góp phần hỗ trợ nhân dân vùng nam Cà Mau nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.
TRẬN CÁT BI (7.3.1954):
trận tập kích của 32 bộ đội địa phương Kiến An vào sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Bằng kĩ thuật tiềm nhập, các chiến sĩ đã vượt qua 2 tuyến phòng thủ của 5 tiểu đoàn (có 4 tiểu đoàn Âu, Phi) Pháp, dùng bộc phá, phá huỷ 59 máy bay, 1 kho bom. Cùng với trận Gia Lâm, TCB gây tổn thất nghiêm trọng cho không quân Pháp, ảnh hưởng lớn đến việc chi viện đường không cho các chiến trường, đặc biệt cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

TRẬN CẦN GIUỘC (16.12.1861):
trận tiến công đồn Cần Giuộc (mới bị quân Pháp chiếm ngày 14.12.1861) của nghĩa quân Trương Định, và của cai tổng Là (thủ lĩnh nghĩa quân Tân An - Cần Giuộc). Nhiều binh sĩ Pháp bị diệt, nghĩa quân cũng tổn thất lớn. Sau TCG, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" nổi tiếng.


trên đây là những trận chiến đuợc cập nhật từ nhiều nguôn tài liệu mới( lưu ý) tai liệu chỉ mang tính chất tham khảo


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



cac tran chien

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Học Sinh Nguyễn Dục-Tam Dân- Phú Ninh- Quảng Nam :: Hình ảnh :: Ảnh thành viên-
Skin rip and fix by dothinh-11b6
Copyright © NguyenDucPN.Tk 2009 - 2010
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

cac tran chien Empty  Free forums | © phpBB | Free forum support | Statistics | Liên hệ | Report an abuse   cac tran chien Empty

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất